Việc nhà văn Peru mang quốc tịch Tây Ban Nha Mario Vargas Llosa, một đại thụ trong làng văn học châu Mỹ Latin, đoạt Giải Nobel Văn chương làm đảo lộn mọi dự đoán
![]() |
Mario Vargas Llosa và vợ tham quan thư viện mang tên ông ở Lima, thủ đô Peru, ngày 24-2-2010. Ảnh: Reuters |
Chính nhà văn đoạt giải cũng thốt lên “tôi hoàn toàn bị bất ngờ” trong cuộc họp báo chớp nhoáng tại New York (Mỹ) chiều 7-10, vài giờ sau khiViện Hàn lâm Thụy Điển công bố tên người đoạt Giải Nobel Văn chương.
Cũng trong cuộc họp báo này, ông Llosa thừa nhận rằng thế giới chữ nghĩa mà ông luôn yêu quý đã bị cuộc cách mạng công nghệ thông tin làm thay đổi một cách nhanh chóng. Ông lo ngại rằng nội dung củasách in sẽ bị tầm thường hóa trongkỹ nguyên sách điện tử và số hóa.
Nhưng ông Llosa quả quyết: “Giải thưởng Nobel sẽkhông làm cho tôi thay đổi đề tài, bút pháp và công việc viết văn của tôi. Tôi sẽ viết cho đến hơi thở cuối cùng”. Năm nay, ông Llosa 74 tuổi.
Dân cá độ ngơ ngác
Trước ngày công bố Giải Nobel Văn chương 4 ngày, trên trang web cá độ trực tuyến Ladbrokes, dân cá độ đặt cược vào nhà thơ Thụy Điển Thomas Transtromer với tỉ lệ 3 ăn 1 làm ông này sung sướng như được bay lên mây. Trong khi đó, tỉ lệ dành cho Mario Vargas Llosa chỉ ở mức khiêm tốn 25/1.
Tuy nhiên, qua ngày 5-10, dân cá độ lại đưa nhà văn Kenya có tên Ngugi wa Thiong’o, người mà trước đó có tỉ lệ 11/4, lên đầu danh sách đoạt giải. Thế là tòa soạn các báo Pháp cuống cuồng lên bởi nhà văn vô danhnày chỉ có một tác phẩm viết bằng tiếng Pháp.
Dĩ nhiên, dự đoán nói trên không đứng vững được lâu. Tỉ lệ cá cược trên trang Ladbrokes thay đổi xoành xoạch, tùy theo những “thông tin nội bộ”.
Vài giờ trước giờ G, ứng viên số một là nhà văn Mỹ Cormac McCarthy, kế đó là nhà văn Nhật Bản lừng danh Haruki Murakami chứ không phải nhà văn mang hai quốc tịch Tây Ban Nha và Peru Mario Vargas Llosa ở phía sau.
13 giờ ngày 7-10, bất ngờ xảy ra:Ông Llosa đuợc vinh danh. Lúc đó, ông Llosa đang ở giảng đường Trường Đại học Princeton New York, ca tụng sự nghiệp văn chương của Jorge Luis Borges, nhà văn Argentina mà ông rất kính trọng.
Ông nói: “Tôi hơi xấu hổ khi nhận được giải thưởng mà Borges không bao giờ nhận được”. Nhà văn Borges đã qua đời cách đây 24 năm.
Giải Nobel xưa nay được xem là giải thưởng bí ẩn nhất thế giới.Các viện sĩ Viện hàn lâm Thụy Điển thườnggây bất ngờ cho nên năm nào các nhà phê bình văn học và giới cá cược cũng đoán trật lất.
Thế hệ vàng
Không ai phủ nhận ông Mario Vargas Llosa là một nhà văn lớn - một đại thụ như người ta thường nói – của nền văn học châu Mỹ Latin.
Nhà phê bình văn học Camilo Marks trên tạp chíEl Mercurio (Chile) gọi ông là nhà văn thuộc “thế hệ vàng”, ngang hàng với những tên tuổi lớn như Garcia Marquez, Marlos Fuentes, Lulio Cortazar, Jose Donoso.
Sự nghiệp văn chương của Llosa khởi sắc khá sớm. Tác phẩm đầu tay của ông là kịch bản sân khấu La Huida (Cuộc trốn chạy) viết năm 16 tuổi. Bảy năm sau, tập truyện ngắn Los Jefes (Thủ lĩnh) với những nhân vật chính hành động hung bạo, đoạt Giải Văn học Leopoldo Alas.
Đề tài bạo lực được tiếp tụctrong cuốn tiểu thuyết đầu tay củatiến sĩ văn học Llosa hoàn thành năm 1963 tại Paris mang tựa đề La Ciudad y los Perros (Thành phố và những con chó) mô tả cách giáo dục thiếu niên bằng roi vọt trong một học viện quân sự Peru mà ông từng trải qua (Học viện Leoncio Prado ở Lima) lúc 14 tuổi.
Trong truyện, sựbạo tàn, tâm địa độc ác ganh đua với tính hèn nhát. Với một bút pháp lôi cuốn, nóng bỏng và sắc như dao, cuốn truyện vẽ lên một bức tranh xã hội mắc bệnh tâm thần phân liệt, nơi màđộc tài, tham nhũng và tha hóa con người ngự trị.
Cuốn tiểu thuyết hoàn toàn thuyết phục các nhà phê bình văn học ngay trong đợt phát hành đầu tiên và đoạt luôn hai giải thưởng văn học Biblioteca Breve cùng Critica và được dịch ra 20 thứ tiếng.
Những tác phẩm nổi tiếng chủ yếu sau nàygồm có La Casa Verde (Mái nhà xanh, 1966), Conversacion en la catedral (Cuộc chuyện trò trong thánh đường).
Theo ông, nhà văn có trách nhiệm chỉ ra bạo lực trong xã hội bắt nguồn từsự bất công: “Văn học châu Mỹ Latin là sáng tạo nghệ thuật, đồng thời cũng là công cụ để miêu tả và đấu tranh chống bất công xã hội”. Ngoài tiểu thuyết, ông Llosa còn viết kịch, tiểu luận, viết báo, dạy học vàlàm chính trị.
Một chính khách lận đận
Cũng giống như nhiều nhà văn châu Mỹ Latin, Mario Vargas Llosa tham gia tích cực các hoạt động chính trị. Là một nhà văn được nhiều người yêu thích nhưng khi trở thành chính khách – như nhật báo L’Humanité, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp,nhận xét – ông Llosachao đảo từ tả sang hữu.
Ông giận dỗi với các đồng nghiệp thuộc cánh tả. Không những ông đi ngược với trào lưu chung của châu Mỹ Latin vốncó cảm tình với cánh tả mà còn đi ngược lại ý nguyện của đại văn hào Pháp Victor Hugo, một người mà ông từng tôn thờ.
Năm 1990, ông tranh cử chức tổng thống Peru với danh nghĩa ứng cử viên của Đảng Tự do cánh hữu. Lọt vào vòng một nhưng ở vòng hai, ông thua Alberto Fujimori, một chính khách vô danh trong khi ông nổi tiếng là một nhà văn lớn.
Thất bại ê chề, ông sang Tây Ban Nha xin định cư ở Madrid. Chính phủ ông Felipe Gonzales lúc bấy giờcho ông nhập quốc tịch Tây Ban Nha nhưng vẫn giữ quốc tịch Peru.
Kể từ đó, ông cộng tác với các báo cánh hữutiếng Tây Ban Nha ở châu Mỹ Latin và Florida (Mỹ) chỉ trích các phong trào và chính phủ tiến bộ trong vùng. Ông cũng thường bày tỏ sự khinh miệt quê hương ông dưới trào tổng thống Fujimori và các nước châu Mỹ Latin nói chung.
Nhật báo Cuba Granma nhận định: “Những gìgầy dựng được bằng văn chương, ông ta đã hủy hoại nó bằng sự trâng tráo (của tư tưởng) tân tự do, sự chối bỏ nguồn gốc của bản thân”.
Kỳ tới: Người có 4,3 triệu cháu ngoại
(Theo THẢO HƯƠNG // Nguoilaodong Online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com