Các “quả phụ áo đen” gây kinh hoàng cho người dân Nga bằng cách đánh bom liều chết. Họ tự nguyện hay chỉ là quân cờ của ai đó?
Ngày 9-7-2003, tại quán cà phê số 1, đường Tverskaya, ngay trung tâm Moscow, xuất hiện một phụ nữ trẻ đeo trên vai một cái túi đen. Cô đứng trước cửa quán nhìn vào bên trong lè lưỡi trêu chọc cánh đàn ông, miệng cười ngô nghê. Trước thái độ kỳ quặc của cô gái, ba người đàn ông bước đến gần kiểm tra hộ chiếu, hỏi cô ta mang gì trong túi. “Thuốc nổ”- cô ta trả lời một cách thản nhiên.
Đội phá bom lập tức được gọi tới. Chiếc robot cầm chiếc túi quật lên quật xuống. Không thấy có gì bất thường. Chuyên gia gỡ bom - thiếu tá an ninh Georgy Trofimov - đích thân kiểm tra túi. Một tiếng nổ vang lên, Trofimov hy sinh. Có ai đó đã kích nổ từ xa.
Bất đắc dĩ mới tử vì đạo
Tại đồn cảnh sát, cô gái tựkhai là Zarema Muzhakhoyeva, 23 tuổi, đến từ vùng Achkoi-Martan, nước Cộng hòa tự trị Ingushetia thuộc liên bang Nga. Cô tự nhận là “quả phụ áo đen” được giao nhiệm vụ đánh bom liều chết tại quán cà phê.
Zarema hoàn toàn có khả năng đó nhưng cô không muốn chết vì hoàn cảnh của cô không giống các “quả phụ áo đen” khác. Cô giả bộ ngây ngô để bị bắt. Mục đích của cô là thoát khỏi tay phiến quân Chesnia.
Có thể nói Zarema là một trong rất ít “quả phụ áo đen” bị bắt sống. Câu chuyện của cô cho thấy không phải tất cả “quả phụ áo đen” đều tự nguyện đánh bom liều chết để báo thù cho chồng hoặc người thân trong gia đình bị lính Nga giết trong cuộc chiến ở Chesnia và “đoàn tụ với chồng trên thiên đàng” như truyền thuyết nói.
Trong cuộc phỏng vấn của nhật báo Izvestia, Zarema (hiện đang thụ án 20 năm tù) cho biết cô bị mẹ bỏ rơi lúc 10 tháng tuổi. Cô được ông bà nuôi, cho ăn học. 15 tuổi, Zarema lấy chồng là một doanh nhân lớn hơn cô vài chục tuổi. Cô trở thành quả phụ sau khi chồng chết trong một vụ thanh toán. Cô sinh một con gái.
Theo truyền thống Chesnia, sau khi chồng chết, nàng dâu thuộc sởhữu nhà chồng vàlàm việc nhà như một nô lệ. Cô không được phép ra khỏi nhà.
“Tôi trở thành một nỗi nhục của gia đình”. Chịu không nổi, Zarema ăn cắp nữ trang trị giá khoảng 800 USD rồi trốn đi với ý định mang con theo lập một cuộc sống mới. Nhưng cô không thể mang con theo. Nhà chồng đã bắt con cô giao cho vợ chồng một người anh rể mắc bệnh vô sinh.
Trong số 19 “quả phụ áo đen” chết trong vụ tấn công nhà hát Dubrovka này,
khá nhiều người bị ép buộcẢnh: NYV
Cuộc sống ở ngoài xã hội phức tạp hơn Zarema tưởng tượng nhiều. Cô vay mượn tứ tung và trở thành miếng mồi ngon của phiến quân Chesnia. Họ đặt điều kiện: Nếu cô chịu làm “quả phụ áo đen” đánh bom liều chết, số nợ sẽ được xóa và gia đình cô sẽđược thưởng 1.000 USD sau khi cô “tử vì đạo”.
Không còn sự lựa chọn nào khác, Zarema chấp nhận trở thành “quả phụ áo đen”. Cô được huấn luyện một tháng tại một làng của phiến quân ở vùng núi miền Nam Chesnia. Tại đây hằng ngày, cô được nghe kể về sự độc ác của lính Nga.
Sau khi “tốt nghiệp”, Zarema được biên chế vào một nhóm “quả phụ áo đen”. Ngoài Zarema, có hai cô gái trẻ khác. Họ được hai gã đàn ông mặt ngầu chăn dắt đưa về một ngôi nhà trong làng Tolstopaltsevo ở vùng ven Moscow. Tại đây, Zarema được một người đàn bà gọi là “Fatima đen” chăm sóc đặc biệt.
Zarema thường xuyên bị “thuốc” làm cho cô nhức đầu. Thuốc được hòa tan trong nước cam vắt. Ngày 5-7-2003, hai “quả phụ áo đen” trong nhóm là Zalikhan Elikhadzhiyeva, 19 tuổi và ZinaidaAliyeva, 26 tuổi, thực hiện nhiệm vụ đánh bom liều chếttại sân khấu biểu diễn nhạc rock Tushino, vùng ven thủ đô Moscow, giết chết 14 khán giả.
Trong số ba “quả phụ áo đen” trẻ nói trên theo Zarema, chỉ có Zinaida thật sự muốn báo thù cho người thân bị lính Nga giết, theo đúng nghĩa của truyền thuyết.
Bị bán đứng
Zalikhan 19 tuổi, có một hoàn cảnh đáng thương. Trước đó 5 tháng, côbị Danilbek, một người anh cùng cha khác mẹtheo phiến quân Chesnia, bắt cóc đem lên Moscow, trong khi đang học làm “bà mụ” ở trường y. Zalikhan có một tương lai khá xán lạn nhưng cô đã bị người anh ám hại. Cô trở thành “quả phụ” bất đắc dĩ.Cha của Zalikhan đau đớn nói: “Chính nó (Danilbek) đã bắt Zalikhan phải chết. Tôi sẽ chết không nhắm mắt chừng nào thằng khốn đó chưa chết”.
Như vậy, trường hợp của Zarema Muzhakhoyeva không phải là cá biệt. Bởi trên thực tế, Chesnia hoàn toàn khác các nước Ả Rập, nơi mà khủng bố mang đậm màu sắc đạo Hồi cực đoan. Hầu hết nữ cảm tử quân Ả Rập đánh bom liều chết vì lý tưởng tôn giáo. Riêng các “quả phụ áo đen” Chesnia có rất nhiều trường hợp bị ép buộc thậm chí bị tẩy não.
Ví dụ, trongsố 19 “quả phụ áo đen” tham gia cuộc tấn công nhà hát Dubrovka ở Moscow năm 2002, có hai chị em Fatima và Khadzhad Ganiyeva. Theo báo chí Nga, Raisa Ganiyeva, người em gái thứ ba không tham gia đội quân “quả phụ áo đen”, sau đó đãđầu thú với chính quyền Nga, tố cáo anh ruột của họ là Rustam, một phiến quân Chesnia, “bán đứng” hai cô em gái để lấy 3.000 USD của trùm khủng bố Shamil Basayev. Raisa nói cô sợ cũng bị người anh bất nghĩa bán đứng cho nên đã đầu thú.
Maria Zhirkova, 40 tuổi, là chuyên gia “gỡ rối tơ lòng” của tờ Zhizn (Đời sống), một trong nhữngnhật báo bán chạy nhất ở Nga, cho biết có nhiều cô gái Chesnia tâm sự với bà nhiều chuyện đáng thương.
Bà Maria cho biết trong xã hội Chesnia, vị trí của người phụ nữ rất thấp, cuộc sống của họ hầu như chẳng đáng giá. Nhiều cô bị cưỡng hiếp và quay phim với mục đích ép buộc làm bất cứ chuyện gì người ta muốn bởi một người phụ nữ bị làm nhục là một điều sỉ nhục đối với gia đình. Bị cưỡng hiếp tức là không thể lấy chồng hay có con. Chỉ có cái chết là con đường tự giải thoát tốt nhất.
Theo bà Maria, nhiều cô trong số 19 “quả phụ áo đen trẻ” tham gia cuộc tấn công nhà hát Dubrovka đã bị phiến quân Chesnia hãm hại theo kiểu nói trên.
(Theo THẢO HƯƠNG // Nguoilaodong Online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com