Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao "vụ gián điệp Nga" bị làm rùm beng?

Chính quyền Mỹ vừa thông báo rằng cục Điều tra Liên bang (FBI) đã bắt giữ 10 người bị nghi làm gián điệp cho Nga, gồm 5 cặp vợ-chồng được cử tới Mỹ vào những năm 1990 với mục đích "thu thập thông tin về vũ khí hạt nhân, chính sách đối ngoại, hoạt động của các cơ quan đặc biệt và luật pháp Mỹ" cũng như nhằm mục đích rửa tiền.


Robert Christopher Metsos một trong những người bị phía Mỹ cho là gián điệp Nga.
Ảnh: Reuters

Theo thông báo trên, "Tên gián điệp thứ 11 hoạt động cho cơ quan tình báo đối ngoại Nga" cũng đã bị bắt tại Cyprus (Cộng hoà Síp) khi trên đường "trốn" sang Hungary. Thông báo của phía Mỹ nêu rõ các nhân viên FBI đã theo dõi "các gián điệp Nga" gần chục năm, chụp ảnh và ghi lại các cuộc nói chuyện của họ, đột nhập vào nhà và chụp lại những tài liệu tìm thấy ở đây, trong đó có "các bằng chứng" về "sự tiếp xúc gần gũi với một nhà khoa học Mỹ tham gia chế tạo vũ khí hạt nhân và một cựu quan chức tình báo Mỹ".

Đích ngắm

TTXVN dẫn nguồn báo chí Nga ngày 30. 6 cho biết, dư luận Nga trong hai ngày qua đều có chung nhận định "vụ gián điệp" được FBI công bố nhằm mục đích chủ yếu là cản trở quan hệ Mỹ - Nga bước đầu đã được "cài đặt lại".

Phó giám đốc Học viện Mỹ và Canada trực thuộc viện Hàn lâm khoa học Nga (RAN), giáo sư Victor Kremeniuk, đánh giá FBI đã chủ tâm chọn trước thời điểm "công khai vụ gián điệp" trên đây. Giáo sư Kremeniuk nói nhìn chung, Mỹ chưa sẵn sàng đi quá xa trong việc "cài đặt lại" quan hệ với Nga như Tổng thống Obama chủ trương. Thậm chí, nhiều người Mỹ còn cho rằng "Nga chưa xứng đáng để được Mỹ xích lại gần như vậy".

Riêng những chính khách Mỹ không ủng hộ đường lối của Tổng thống Obama trong quan hệ với Nga thì tìm mọi cách để hạ thấp tầm quan trọng và ngăn cản việc thực hiện các thỏa thuận Mỹ - Nga đã đạt được, trước hết ngăn cản việc phê chuẩn START mới.

Cựu Phó tổng cục trưởng thứ nhất Tổng cục I của Ủy ban An ninh quốc gia (KGB) Liên Xô, trung tướng về hưu Nikolai Leonov vạch rõ đích ngắm chính của "vụ gián điệp Nga" là Tổng thống Obama và đường lối đối ngoại của ông, trước tiên là chủ trương xích lại gần Nga hơn. Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban An ninh của Duma quốc gia (Hạ viện) Nga, đại tá cơ quan An ninh liên bang (FSB) Mikhail Grishankov nhận xét "vụ gián điệp" làm nảy sinh hàng chục vấn đề, nhưng vấn đề chính là tại sao nó lại được làm rùm beng vào lúc này, nếu như không nhằm cản trở hoạt động phối hợp Mỹ - Nga mà Tổng thống Obama chủ trương.

Đại tá Grishankov khẳng định thông thường, các cơ quan tình báo hai bên có thể "xử lý êm" những vụ tương tự nên việc công bố "vụ gián điệp Nga" hoàn toàn đã được dàn dựng kỹ càng và nhằm mục đích cụ thể. Cựu đại sứ Nga tại Mỹ, Vladimir Lukin, nhấn mạnh "vụ gián điệp Nga" phản ánh cuộc đấu đá nội bộ đang dậy sóng ở Mỹ.

Quan chức hàng đầu của trung tâm Carnegie, ông Dmitry Trenin, nhận xét vụ này do những chính khách Mỹ phản đối chính sách của ông Obama gây ra. Đồng thời, sau một loạt thất bại nặng nề làm giám đốc cơ quan tình báo Dennis Blair phải từ chức tháng 5 vừa qua, các cơ quan đặc biệt của Mỹ muốn "gỡ thể diện" và khẳng định lại "năng lực" của mình.

Không có cơ quan tình báo bạn bè

Nhóm đầu tiên là “Những ai ở Mỹ không hài lòng về việc tái lập quan hệ, lập luận rằng Nga có lợi nhiều hơn và muốn làm chậm quá trình này”.

Nhóm thứ hai là “FBI, muốn đánh bóng lại uy tín sau vụ đánh bom ở Quảng trường Thời đại và âm mưu đánh bom vào dịp Giáng Sinh ở Chicago”.

Tuy nhiên, lãnh đạo và đa số dân chúng Nga và Mỹ đều mong muốn vụ việc trên đây không ảnh hưởng đến quá trình tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước, không đi ngược lại mục đích củng cố an ninh quốc tế và hòa bình thế giới. Jeffrey Mankoff, chuyên gia về Nga thuộc hội đồng Quan hệ quốc tế (Mỹ), cho rằng ảnh hưởng rộng hơn của vụ việc này nhiều khả năng sẽ có giới hạn. “Có những nước bạn bè, nhưng không có các cơ quan tình báo bạn bè”, ông Mankoff giải thích.

Dmitry Trenin, giám đốc trung tâm Carnegie ở Moscow, hi vọng ảnh hưởng của vụ việc sẽ ngắn hạn. Nhưng theo quan điểm của ông Trenin, “Cả Nga và Mỹ đều muốn giữ nhiều cơ sở hạ tầng của chiến tranh lạnh hơn mức cần thiết”. Ông Trenin tin rằng thời điểm của câu chuyện nói lên nhiều điều và nhìn thấy hai nhóm quyền lợi trong vấn đề này.

Nhóm đầu tiên là “Những ai ở Mỹ không hài lòng về việc tái lập quan hệ, lập luận rằng Nga có lợi nhiều hơn và muốn làm chậm quá trình này”. Nhóm thứ hai là “FBI, muốn đánh bóng lại uy tín sau vụ đánh bom ở quảng trường Thời đại và âm mưu đánh bom vào dịp Giáng sinh ở Chicago”.

Hãng truyền hình CBC của Canada nhận xét: “Sắp tới họ phải xem xét lại ngân sách CIA, họ cần chứng tỏ là đang làm một công việc nào đó, để biện hộ cho việc tăng chi phí ngân sách. Họ không thể bắt được Bin Laden, không thể bắt được các tay trùm ma túy thì phải cố tạo ra một vụ bê bối về gián điệp Nga. Thật đáng tiếc là họ đã bỏ ra hàng năm trời để làm một công việc như vậy”.

(Theo SGTT Online)