Trận chiến trên Vịnh Layte (Phi-líp-pin) giữa Hải quân Mỹ và Nhật Bản từ ngày 23 đến 26-10-1944 trong Thế chiến thứ hai được coi là trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử cận - hiện đại do số lượng tàu chiến tham gia.
Quân đội Mỹ đã huy động một lực lượng khổng lồ các phương tiện chiến tranh trên biển, bao gồm 8 tàu sân bay cỡ lớn, 24 tàu sân bay nhỏ, 1.712 máy bay chiến đấu, 12 chiến hạm cỡ lớn, 165 tuần dương hạm và khu trục hạm cùng nhiều tàu ngầm hỗ trợ. Trong khi đó, Hải quân Nhật Bản khiêm tốn hơn với 1 tàu sân bay cỡ lớn, 3 chiếc loại nhỏ, 117 máy bay chiến đấu, 9 chiến hạm cỡ lớn cùng 54 tuần dương hạm và khu trục hạm. Mục đích của quân đội Mỹ là cắt đứt nguồn cung cấp dầu mỏ cũng như đường hàng hải của Nhật Bản qua vùng biển Đông Nam Á; đồng thời xây dựng các sân bay chiến lược làm cơ sở cho máy bay ném bom cỡ lớn B-29 oanh kích vào lãnh thổ Nhật Bản. Trong khi Nhật Bản tham chiến nhằm tránh để chiến tranh tiến sát hơn nữa tới lãnh thổ và bảo vệ khu vực có ý nghĩa chiến lược. Quân đội Nhật Bản hiểu rằng, mất Phi-líp-pin là gần như đã nắm chắc thất bại trong cả cuộc chiến.
Trận chiến xảy ra vào cuối năm 1944 khi quân Đồng minh mở đầu giải phóng Phi-líp-pin bằng việc đổ bộ lên đảo Layte. Hỗ trợ cho các hoạt động trên bộ là Hạm đội 7, Hạm đội 3 và lực lượng tác chiến tàu sân bay TF38 của Hải quân Mỹ. Nhận thấy ý đồ đó, chỉ huy Hạm đội liên hợp Nhật Bản, Đô đốc Sô-ê-mu Tô-y-ô-đa lên kế hoạch đối phó. Hải quân Nhật Bản được chia làm 4 lực lượng độc lập. Lực lượng phía Bắc với thành phần chính gồm 1 tàu sân bay cỡ lớn và 3 tàu sân bay hạng nhẹ sẽ quấy nhiễu hoạt động của Hạm đội 3. Lực lượng trung tâm gồm 5 chiến hạm cỡ lớn và 10 tuần dương hạm hạng nặng sẽ tấn công đảo Layte. Hỗ trợ cho lực lượng trung tâm sẽ là 2 lực lượng nhỏ, gộp chung thành lực lượng phía Nam.
Trận chạm trán đầu tiên giữa Hải quân Mỹ và Nhật Bản bắt đầu từ ngày 23-10-1944. Trong 2 ngày, Hải quân Mỹ với sức mạnh của các tàu ngầm đã tiêu diệt siêu hạm Musahi và 2 tuần dương hạm của đối phương, làm nhiều chiếc khác bị thương, buộc phải tháo chạy. Tuy nhiên, quân đội Mỹ cũng đã thiệt hại tàu sân bay Princeton.
Đêm 24-10, một phần lực lượng phía Nam của Hải quân Nhật theo eo biển Su-ri-ga-o vào tham chiến nhưng bất ngờ bị quân Mỹ chặn đánh buộc phải rút chạy. Không những thế, trên đường rút chạy, các tàu chiến của Nhật Bản lại bị phục kích. Thêm 2 chiến hạm cỡ lớn cùng tuần dương hạm Mogami bị đánh chìm. Lực lượng phía Nam của Hải quân Nhật Bản bị loại khỏi trận chiến.
Cùng thời gian đó, các tàu trinh sát của Hạm đội 3 Hải quân Mỹ đã phát hiện ra vị trí của lực lượng phía Bắc của Hải quân Nhật Bản. Tư lệnh Hạm đội 3, Đô đốc Uy-li-am Han-xây quyết định truy đuổi các tàu chiến Nhật Bản. Tuy nhiên, vị Đô đốc này không biết rằng khi Hạm đội 3 rời đi, một cánh của Vịnh Layte đã sơ hở. Trận chiến giữa Hạm đội 3 và lực lượng phía Bắc diễn ra vào ngày 25-10. Với lợi thế máy bay chiến đấu hiện đại cùng các phi công lão luyện, quân đội Mỹ đã hoàn toàn chiếm thế chủ động. Đến cuối ngày, lực lượng phía Bắc của Hải quân Nhật đã thất bại với tất cả 4 tàu sân bay bị đánh đắm.
Lợi dụng sơ hở do Hạm đội 3 để lại, lực lượng trung tâm Hải quân Nhật Bản đã tấn công vào quân Đồng minh trên đảo Layte. Với ưu thế hỏa lực mạnh, các tàu chiến Nhật Bản ép Hạm đội 7 vào thế buộc phải rút lui. Nhưng cũng lúc đó, Hạm đội 3 đã bỏ dở việc truy đuổi tàn quân, về chi viện các lực lượng bảo vệ Layte. Sử dụng sức mạnh máy bay chiến đấu vượt trội, Hải quân Mỹ đã dần chiếm lại ưu thế. Đến cuối ngày 26-10, thế trận ngã ngũ với sự rút lui của lực lượng trung tâm.
Tổng kết trận chiến trên Vịnh Layte, Hải quân Nhật Bản đã thiệt hại hoàn toàn 4 tàu sân bay, 3 chiến hạm cỡ lớn, 8 tuần dương hạm và 12 khu trục hạm cùng hơn 1 vạn binh lính. Trong khi đó, quân đội Mỹ chỉ thiệt hại 3 tàu sân bay hạng nhẹ và 3 khu trục hạm cùng khoảng 1.500 lính.
Sau trận chiến trên Vịnh Layte, Hải quân Nhật Bản đã gần như mất hết sức mạnh, không đủ sức tiến hành bất cứ một trận đánh lớn nào nữa cho đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch sử, trận chiến trên Vịnh Layte xứng đáng được gọi là trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử cận - hiện đại do quy mô cũng như ý nghĩa quan trọng của nó.
Trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm diezel–điện có 2 nước luôn chiếm vị trí hàng đầu là Nga và Đức. Nhưng không thể bỏ qua các đối thủ sừng sỏ khác là Nhật, Pháp, Thụy Điển...
Hiện tại, dân số thế giới đang là 7,09 tỷ người và đang tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, lượng dân cư đã trở nên quá đông đúc khiến diện tích sống ngày càng bị thu hẹp đến ngột ngạt.
Nhân loại đã bắt đầu chiến tranh với những thanh gươm và tiến đến súng máy với vũ khí hủy diệt người hàng loạt, nhưng trong tương lai, những loại vũ khí gì sẽ xuất hiện?
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đang ngày càng có xu hướng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong những ngày đầu tiên của năm 2013, hạn hán và giá lạnh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Giàu có, đẹp lộng lẫy và siêu sang trọng là những thứ thuộc về thế giới sòng bạc! Người lắm tiền nhiều của và thích chơi bạc sẽ có cảm giác thỏa mãn với những casino “khủng khiếp” dưới đây!
Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay vẫn có không ít người giàu vung tiền tổ chức những bữa tiệc xa hoa, hao tiền tốn của bậc nhất trên giới!.
Trung Đông đang hé lộ những tín hiệu tích cực. Khi tiến trình hòa bình khu vực này đang lâm vào ngõ cụt thì những động thái gần đây của chính quyền Mỹ đã nhen nhóm một hy vọng.
Trong khi phụ nữ Hàn Quốc đang trì hoãn việc sinh đẻ thì những phụ nữ nhập cư vào Hàn Quốc theo diện hôn nhân, đang giúp duy trì tỉ lệ tăng dân số cho nước này, đặc biệt là vùng nông thôn.
Các cặp tình nhân khắp thế giới đua nhau kết hôn vào ngày chỉ có một lần trong đời 09/09/09 hôm nay; mạng Internet cũng xôn xao với ngày "trùng cửu".
I-ran là chặng dừng chân thứ tư trong khuôn khổ chuyến công du 11 ngày (từ ngày 31-8 đến 11-9) của Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U-gô Cha-vết tới 4 nước vùng Trung Đông và Bắc Phi gồm Li-bi, An-giê-ri, Xi-ri, I-ran cùng ba nước châu Âu gồm Bê-la-rút, Nga và Tây Ban Nha.
Trong suốt ca trực 24 tiếng đồng hồ của mình, nhân viên cứu hỏa J.R. Muyleart đã liên tục nhận được những cuộc điện khẩn cấp nhưng rất ít cuộc điện báo cháy mà phần lớn nhằm hỗ trợ cấp cứu. Ngành y tế Mỹ hiện không còn là chỗ trông cậy duy nhất đối với nhiều người dân Mỹ lúc khẩn cấp, do chính sách bảo hiểm y tế nhiều bất cập.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.