Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Chi Lê (14): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 2

2. HẢI QUAN

Một trong những phương thức được sử dụng ngay từ khi bắt đầu quá trình mở cửa thương mại của Chi Lê, chính là việc thống nhất việc áp dụng các mã thuế hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế (HS), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm thương mại. Mã NAB (bộ mã chuẩn hải quan của hiệp định Brussels), để "hải quan nói chung một thứ tiếng" tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh thuế, áp dụng các biện pháp bảo vệ và các tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho từng sản phẩm thương mại.

Chi Lê đã ban hành Luật hải quan từ năm 1953, sửa đổi và đưa vào thực hiện lần lượt các năm 1997 và 2004, gần đây nhất là Nghị định số 30 - ngày 18 tháng 10 năm 2004. Các chính sách hải quan này với mục đích đơn giản hoá quá trình trao đổi hàng hoá quốc tế, định rõ thời gian, giai đoạn, giới hạn áp dụng, quyền lợi, nghĩa vụ của những người tham gia và hoạt động thương mại quốc tế. Một trong những thành quả quan trọng nhất chính là việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan và đơn giản hoá việc khai báo hải quan cho các sản phẩm với một hệ thống quản lý chung, trừ các trường hợp đặc biệt. Chi Lê áp dụng khai báo hải quan điện tử 100%.

2.1 Các trung gian môi giới hải quan

Chức năng của các trung gian môi giới hải quan là làm dịch vụ mọi thủ tục về hải quan cho các nhà xuất nhập khẩu với Hải quan. Qua đó. tạo ra được một quá trình hoàn thiện và nhanh chóng hơn. Hải quan có thể thu thập được thông tin đầy đủ qua các môi giới.

Với quan điểm cho rằng tất cả mọi người hoạt động dựa trên cơ sở tư tưởng lẫn nhau, các nhà chức trách có các phương thức để kiểm định để hiệu quả của các quy định và luật giới hạn các hành vì lách luật. thực hiện sai luật. Các môi giới hải quan đều là thành viên của Hiệp hội môi giới hải quan quốc gia. Số lượng các môi giới này được Chính phủ quy định hàng năm trên cơ sở sự gia tăng nay thiếu hụt trong năm trước về các dịch vụ môi giới hải quan hay do các quyết định thu hồi giấy phép trong trường hợp này sẽ công bố tổ chức thi tuyển, các cá nhân đạt tiết chuẩn đều có quyền tham gia dự tuyển. Chi Lê có 300 nhà môi giới hải quan hoạt động trong lĩnh vực này. Qua đó doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm ký hợp đồng dịch vụ với môi giới hải quan, giảm được tệ nạn tích cực như trước đây doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiếp xúc trực tiếp với nhân viên hải quan.

2.2 Toà án hải quan

Nếu một nnà nhập khẩu hoặc xuất khẩu cung cap thông tin sai lệch hoặc vi phạm luật. trách nhiệm của người rnôi giới hải quan phát hiện và tố cáo các hành vi nói trên trực tiếp tới cấp có thẩm quyền,tổ chức các toà án hải quan liên quan đến từne hành vi vi phạm.

Trong các trường hợp có khó khăn về pháp lý.Tòa án hải quan quan cấu thành phần khác nhau như môi giới hải quan, hiệp hội các nhà xuất nhập khẩu, người tiêu dùng. Tòa án hải quan sẽ là những người phán xét rằng hải quan hay các bị cáo có liên quan đúng

3. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT)

3.1 Mức thuế VAT

Chi Lê áp dụng mức thuế 19% đối với tất cả các mặt hàng bán buôn và bán lẻ trong toàn quốc. Đây là một trong những chính sách của Chính phủ để thu ngân sách bù lại do biểu thuế nhập khẩu thấp. Việt Nam có thể tham khảo trong việc tăng thuế suất VAT (hiện nay là 10%), và giảm thuế suất thuế nhập khẩu, để đảm bảo các cam kết của ta khi gia nhập WTO ngày 7/1 1/2006 vừa qua.

3.2 Quản lý thuế VAT

Chi Lê dùng một hệ thống quản lý duy nhất vừa là mã số thuế, vừa là số chứng minh nhân dân, gọi là "Rol Unico Tributario" viết tắt là R.U.T (số đóng góp thuế duy nhất). Đối với các cá nhân, mã số R.U.T chỉ rõ quốc tịch và dùng làm số chứng minh nhân dân và để làm mã số thuế. Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mã số R.U.T là cơ sở để xác định ngành nghề kinh doanh, hoạt động, và cũng có tác dụng như là mã số thuế duy nhất của các cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp. Như vậy, việc sử dụng một mã số R.U.T, làm đơn giản hoá hệ thống quản lý của cả 3 ngành như của Việt Nam: Công an quản lý số chứng minh  nhân dân, Cục thuế quản lý mã số thuế và Hải quan quản lý mã số hải quan.

4. CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI

Chi Lê có ít các rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu hoặc đầu tư. Các hãng nước ngoài hoạt động tại Chi Lê được hường sự bảo hộ và hoạt động trong cùng một điều kiện chung như các hãng trong nước. Để bảo vệ và ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh từ động thực vật Chi Lê đã áp dụng các yêu cầu về vệ sinh thực vật và sức khoẻ động vật đối với các mặt hàng nhập khẩu là các sản phẩm từ động thực vật. Chi Lê có các tổ chức với các chức năng và kiểm soát. có nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ cho người dân, đảm bảo cân bằng sinh thái nội địa và loại trừ việc nhập khẩu các sản phẩm có thể gây hại đến sức khoẻ của con người.

Một số tổ chức liên quan đến việc kiểm soát hàng hoá nhập khẩu tại Chi Lê:

4.1 Viện nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng (ISP - Instituto de Salud Pubhco)


Viện này có trách nhiệm kiểm soát việc nhập khẩu vào thị trường nội địa của các sản phẩm hay mẫu sản phẩm nhằm mục đích thương mại, trong đó chia ra bao gồm các sản phẩm hoá mỹ phẩm và thực phẩm. Các thủ tục do các bác sỹ, các nhà phân tích chuyên môn về hoá dược phẩm và các chuyên gia về thực phẩm liên quan quy định. Các chuyên gia này lưu trữ thông tin của từng sản phẩm nhập khẩu vào Chi Lê. Cũng chính họ là người được đặc trách tiếp nhận tài liệu thông tin và cung cấp giấy phép cho các sản phẩm. Trong trường hợp các sản phẩm có độ nhạy cảm cao như các loại kháng sinh và ma tuý, các thông tin này sẽ được lưu trữ một cách chi tiết và đầy đủ tới số lượng, nơi lưu giữ bảo quản, mục đích sử dụng của sản phẩm. Họ cũng là những người được quyền thẩm định và chứng nhận các cơ sở của các doanh nghiệp chuyên ngành về nhập khẩu và thương mại các sản phẩm hoá mỹ phẩm và thực phẩm, hướng dẫn và đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn sức khoẻ của các nhà kho thuộc quyền quản lý của các nhà xuất/nhập khẩu nói trên.

4.2 Tổ chức kiểm dịch động thực vật (SAG)

Tổ chức này có chức năng nghiên cứu và ban hành các thủ lục kiểm tra hoạt động nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc động vật, dù là động vật sống hay các sản phẩm đã qua chế biến, kiểm định và chấp thuận các nhà máy và doanh nghiệp chế biến các sản phẩm nói trên nhằm mục đích xuất khẩu sang Chi Lê. SAG lưu giữ một cơ sở dữ liệu về các nhà sản xuất và các sản phẩm đã được chấp thuận nhập khẩu vào thị trường trong nước. Các thủ tục này cũng tương tự đối với các sản phẩm nông nghiệp, hoa quả và hạt giống. Ngay tại thời điểm các sản phẩm nhập khẩu, SAG chịu trách nhiệm kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn đã định sẵn về đóng gói, chất lượng và trạng thái của các sản phẩm. Quá trình kiểm định này bao gồm kiểm định bằng thị giác: chứng minh SỰ KHÔNG TỒN TẠi của các loại côn trùng, sâu bọ cũng như sự thâm nhập mang tính chất lây lan của mối và vi khuẩn. Cơ sở này cũng cung cấp các giấy chứng nhận về chất lượng và các quá trình xử lý sản phẩm thông thường áp dụng cho các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ. Về phía xuất khẩu, cơ quan nói trên cũng chịu trách nhiệm kiểm định bằng thị giác và bằng tài liệu các sản phẩm sẽ được xuất khẩu ra bên ngoài, đóng vai trò như một người đảm bảo đối với các cơ quan thuộc chính phủ nước ngoài như USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập quan của các sản phẩm nội địa vào các thị trường khó tính như thị trường Mỹ . Quan hệ chấp nhận về giấy phép này tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm trên lãnh thổ quốc gia được tự động chấp thuận tại các thị trường Châu âu hay các thị trường khác mà các sản phẩm của Chi Lê đang được xuất khẩu sang, giảm bớt chi phí cũng như thời gian kiểm định hàng hoá tại điểm đến cuối cùng.

4.3 Quy định vế việc nhập khẩu hoa quả tươi vào Chi Lê


Các sản phẩm rau hoa quả tươi muốn xuất khẩu vào thị trường Chi Lê phải được phân loại một cách rõ ràng, cùng với các sản phẩm đồng loạt và nguồn gốc của chúng. Tuỳ theo từng sản phẩm và nguồn gốc của nó, sản phẩm có thể bị CẤM nhập khẩu vào Chi Lê

Trong trường hợp của Việt Nam, các sản phẩm rau và hoa quả nói chung chỉ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về nhập khẩu và chịu mức thuế 6% trên giá trị CIF. Về mặt đảm bảo độ an toàn môi trường sinh thái các sản phẩm này cần phải được xuất dưới sự kiểm định chặt chẽ và được đảm bảo về mặt chất lượng của các tổ chức thế giới. Quan trọng nhất là đảm bảo sự không tồn tại dư lượng của các sản phẩm hoá chất như dioxin. Yêu cầu các sản phẩm trước khi nhập khẩu phải kiểm định bề mặt và chứng nhận đã qua hun trùng, trừ mối, mọt và nấm mốc của các bao bì, thùng kiện nếu trong trường hợp làm bằng gỗ.

( Nguồn: Sưu tầm trên Internet// Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê)

  • Thị trường Chi Lê (1): Giới thiệu khái quát
  • Thị trường Chi Lê (2): Tổng quan kinh tế, thương mại và đầu tư
  • Thị trường Chi Lê (3): Các ngành sản xuất chủ yếu
  • Thị trường Chi Lê (4): Ngoại thương
  • Thị trường Chi Lê (5): Xuất khẩu
  • Thị trường Chi Lê (6): Quan hệ quốc tế - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (7): Quan hệ quốc tế - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (8): Đầu tư nước ngoài - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (9): Đầu tư nước ngoài - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (10): Đầu tư nước ngoài - Phần 3
  • Thị trường Chi Lê (11): Quan hệ thương mại Việt Nam – Chi Lê
  • Thị trường Chi Lê (12): Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi Lê
  • Thị trường Chi Lê (13): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (14): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (15): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 3