Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Chi Lê (11): Quan hệ thương mại Việt Nam – Chi Lê

CHƯƠNG III. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – CHI LÊ

1 CÁC VĂN BẢN ĐÃ ĐƯỢC KÝ KẾT GIỮA HAI CHÍNH PHỦ

Việt Nam và Chi Lê đều là thành viên của khối APEC nên triển vọng hợp tác của hai nước rất đa dạng. Hai bên đã ký kết nhiều văn bản mang tính chất hợp tác, hữu nghị đôi bên cùng có lợi.

-    Hiệp định về Kinh tế- Thương mại (tháng ít năm 1993).
-    Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư lẫn nhau ngày 19 tháng 09 năm 1999.
-    Thoả thuận tham khảo ý kiến và hợp tác giữa hai BỘ Ngoại giao hai nước (tháng 09 năm 1999).
-    Bản ghi nhớ về Hợp tác Văn hoá - Giáo dục (tháng 12 năm 2000).
-    Hiệp định về Kiểm dịch và Bảo vệ Thực vật (tháng 10 năm 2002.).
-    Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật (tháng 10/2002)
-    Bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế (tháng 10 năm 2002).
-    Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực mỏ (tháng 10 năm 2002).
-    Thoả thuận hợp tác khung giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với Phòng Thương mại, Dịch vụ và Du lịch Quốc gia Chi Lê (CNC).
-    Hiệp định về miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao và công vụ (tháng 10/2003).
-    Ý định thư về hợp tác nghề cá (tháng 10/2003).

Trong các hiệp định trên, hiệp định được hai bên đánh giá quan trọng nhất là Hiệp định kinh tế thương mại, được ký kết giữa hai Chính phủ. Hai bên thoả thuận giành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong việc trắc đổi các sản phẩm và dịch vụ xuất xứ từ mỗi nước. Dây là cơ sở lớn nhất cho việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai bên.

Trong quan hệ kinh tế song phương, Chi Lê mong muốn và thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam. Chi Lê là một trong các quộc gia ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sớm nhất

2. XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM-CHI LÊ


Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam và Chi Lê trong những năm gần đây như sau:

•    2003: Việt Nam xuất khẩu 10,6 triệu USD (FOB Việt Nam), Chi Lê xuất khẩu 16,5 triệu USD (FOB Chi Lê), tổng kim ngạch hai chiều là 27,10 triệu USD 2004: Việt Nam xuất khẩu 21,9 triệu USD (FOB Việt Nam), Chi Lê xuất khẩu 32,2 triệu USD (FOB Chi Lê), tổng kim ngạch hai chiều tà 54,10 triệu USĐ.
•    2005: Việt Nam xuất khẩu 34,1 triệu USĐ (FOB Việt Nam), Chi Lê xuất khẩu 69,5 triệu USD (FOB Chi Lê), tổng kim ngạch hai chiều là 104,50 triệu USD.
•    2006: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua Chi Lê ước đạt 48 triệu USĐ FOB cảng Việt Nam, tăng 40,76 % so với năm 2005. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Chi Lê ước 108 triệu USD - trị giá FOB cảng Chi Lê. Tổng kim ngạch hai chiều đạt 156 triệu USD. Tăng 49,28% so với năm 2005.

2.1 Xuất khẩu

Xuất khẩu của Việt Nam vào Chi Lê
 

(Nguồn: Hải quan Quốc gia Chi Lê)

Việt Nam xuất khẩu 18 mặt hàng và nhóm mặt hàng vào Chi Lê, bao gồm: Giầy dép các loại, cà phê, hàng dệt, may, chè, điện tử, gốm sứ & hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dân dụng, đồ thể thao, nước trái cây ép. Máy móc & phụ tùng, cá fille, tôm đông lạnh động cơ máy, nước ép trái cây, săm lốp, đồ chơi trẻ em và hàng khác.

Trong đó một số mặt hàng xuất khẩu chính sau đây:

-    Giầy dép ước đạt 26,83 triệu USD, chiếm 55,74% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là mặt hàng chủ lực của ta xuất khẩu vào Chi Lê .
-    Tiếp theo là mặt hàng cà phê với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8.60 triệu USD, chiếm 17,84%/tổng kim ngạch xuất khẩu.
-    Mặt hàng quần áo may mặc và vải, kim ngạch xuất khẩu ước 5.05 triệu USD, chiếm 10,49%/tổng kim ngạch xuất khẩu.
-    Mặt hàng điện tử ước đạt 2,13 triệu USD, chiếm 4,42% tổng kim ngạch xuất khẩu.
-    Mặt hàng gốm sử, thủ công mỹ nghệ ước đạt 1,13 triệu USĐ, chiếm 2,34 % tổng kim ngạch xuất khẩu.
-    Mặt hàng bàn ghế ước đạt 608 nghìn USD, chiếm 1,26% tổng kim ngạch xuất khẩu.
-    Các mặt hàng còn lại có kim ngạch dưới 500.000 USD, chiếm tỷ lệ dưới 1% trên tổng kim ngạch xuất khẩu.

Thị phần về trị giá từng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Chi Lê:

-    Thị phần về trị giá xuất khẩu 18 mặt hàng và nhóm mặt hàng của các quốc gia và  vùng lãnh thổ (có cùng cơ cấu mặt hàng của Việt Nam) vào thị trướng Chi Lê, chiếm 65 % trên tổng kim ngạch nhập khẩu của Chi Lê.

-     Thị phần về trị giá xuất khẩu của các mặt hàng khác với cơ cấu 18 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 93,45%, trên tổng kim ngạch nhập khẩu của Chi Lê

-    Việt Nam có 5 mặt hàng và nhóm mặt hàng xuất khẩu vào Chi Lê chiếm thị phần từ 7 - 41%, trên tổng số kim ngạch nhập khẩu của từng mặt hàng. Trong đó:

    Mặt hàng dệt kim: Chiếm thị phần 7,33%, trên tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Chi Lê.

    Nhóm mặt giầy dép các loại: Chiếm thị phần 8,93%: trên tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Chi Lê.

    Nước hoa quả ép: Chiếm thị phần 1 1,9/%, trên tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Chỉ Lê.

    Mặt hàng cá fil1e và tôm đông lạnh: Chiếm thị phần 23.83 %, trên tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Chi Lê.

    Mặt hàng cà phê nguyên liệu: Việt Nam là quốc gia xuất khẩu chiếm thị phần cao nhất là 4/,25%, trên tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Chi Lê. Trong khi đó Braxin là quốc gia có sản lượng đứng đầu thế giới, vì trí địa lý liền kề Chi Lê, những thị phần xuất khẩu chiếm 32,92 % trên kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Chi Lê, xếp thứ hai sau Việt Nam.
 

( Nguồn: Sưu tầm trên Internet// Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê)

  • Thị trường Chi Lê (1): Giới thiệu khái quát
  • Thị trường Chi Lê (2): Tổng quan kinh tế, thương mại và đầu tư
  • Thị trường Chi Lê (3): Các ngành sản xuất chủ yếu
  • Thị trường Chi Lê (4): Ngoại thương
  • Thị trường Chi Lê (5): Xuất khẩu
  • Thị trường Chi Lê (6): Quan hệ quốc tế - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (7): Quan hệ quốc tế - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (8): Đầu tư nước ngoài - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (9): Đầu tư nước ngoài - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (10): Đầu tư nước ngoài - Phần 3
  • Thị trường Chi Lê (11): Quan hệ thương mại Việt Nam – Chi Lê
  • Thị trường Chi Lê (12): Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi Lê
  • Thị trường Chi Lê (13): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (14): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (15): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 3