Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Chi Lê (15): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 3

5. QUAN HỆ NGÂN HÀNG

Chi Lê đạt vị trí rất ít có rủi ro trong thang đánh giá mức rủi ro khi kinh doanh của JP Morgan. Theo đó Chi Lê đạt 88 điểm đứng thứ 9 trên thế giới, so vôi Ba Lan đứng vị trí đứng đầu với 66 điểm và Bul-ga-ri-a với 90 điểm và mức trung bình toàn cầu là 198 điểm, số liệu tháng 08/2006. Chi Lê luôn giữ mức lạm phát trong khoảng từ 2,0% đến 3,7% năm từ năm 2001 cho đến hiện tại. Chi Lê là quốc gia có mức nợ đấu rất thấp trong tổng cơ cấu tài chính luôn dưới 1,9% trong thời gian 1999 trở lại đây và luôn đạt điểm Basel (Basel Index) cao trên 12,85. Về dự trữ ngoại quan (kho ngoại hối quốc tế) Chi Lê dự kiến sẽ có 2,9% GDP, kho ngoại hối của Chi Lê đủ để thanh toán nhu cầu nhập khẩu trong 6.2 tháng. Thị trường chứng khoán của Chi Lê mua và bán cổ phiếu hàng ngày khoảng 1 16 triệu USD.

5.1 Hiệp hội Tài chính và Ngân hàng Chi Lê (ABIF)

Hiệp hội Tài chính và Ngân hàng Chi Lê tập trung tất cả các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đang hoạt động trên lãnh thổ Chi Lê, trong đó bao gồm cả các ngân hàng thương mại nước ngoài có mặt tại Chi Lê. ABIF là tiếng nói đại diện của các tổ chức này được chính quyền, là nơi giải quyết tranh chấp và quyết định các phương hướng phát triển và các chính sách chủ yếu của hệ thống tài chính - thương mại Chi Lê.

5.2 Một số ngân hàng có quan hệ đại lý với ngân hàng Việt Nam

Ngân hàng Chi Lê (Banco de Chi Lê)

Banco de Chi Lê là một chi nhánh của Tập đoàn Quineco (một trong các gia đình tỷ phú tại Chi Lê). Tổng tài sản của Banco dễ Chí Lê tương đương 18 tỷ USD, với vốn lưu động tiền mặt là 1,2 tỷ USD và lợi nhuận trong năm 2005 là trên 300 triệu USD, là ngân hàng lớn thứ ba tại Chi Lê .

Ngân hàng có hơn 5 triệu khách hàng là các cá nhân, tổ chức, công ty, tập đoàn tại Chi Lê với chi nhánh tại nhiều nước trên thế giới trong đó có New York, Miami (Hoa Kỳ), Buenos Aires (Argentina), Sao Paolo (Braxin), Thượng hải (Trung Quốc) v.v...

Ngân hàng dùng vốn của mình đầu tư dàn trải vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế tránh tập trung để giảm thiểu rủi ro. Bản thân Ngân hàng có một công ty non chuyên hoạt động trong lĩnh vực thúc và đòi nợ. Nợ xấu và tài sản có nằm trong nguy cơ rủi ro của Banco de Chi Lê đại ở mức được 20% và chính sách của Ngân hàng là duy trì tại mức này. đây cũng là mức trung bình cho toàn Chi Lê.

Ngân hàng Nhà nước Chi Lê (Banco Estado)

Ngân hàng Nhà nước Chi Lê (Banco Estado) dược thành lập dựa trên quá trình hợp nhất trên 20 ngân hàng của nhà nước từ cuối thập kỷ 70 thành một ngân hàng duy nhất với tổng tài sản ban đầu là 5 tỷ USD. Hiện nay Banco Estado là ngân hàng lớn thứ tư Chi Lê, với tổng tài sản trên 15 tỷ USD và vốn lưu động 1,0 tỷ USD và 120 triệu USD lợi nhuận năm 2005. Lợi nhuận thu được hàng năm phải nộp lại cho Bộ Tài chính 66%, chịu sự quản lý và kiểm soát của Bộ Tài chính, nhưng lại gần như không nhận được sự trợ giúp nào của Chính phủ và phải cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng thương mại khác. Cán bộ của ngân hàng không phải là công chức nhà nước, chỉ là lao động theo hợp đồng

Điểm đặc biệt duy nhất của Ban co Estado là nơi có tài khoản để trả lương cho toàn bộ các lực lượng vũ trang và các công chức nhà nước khác.

6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


Để giúp các doanh nghiệp có cơ sở xây dựng giá hàng hóa xuất khẩu cho các doanh nghiệp Chi Lê, Thương vụ cung cấp một số thông tin về Ngân hàng, Bảo hiểm và Hãng tầu cho các doanh nghiệp tham khảo. Trước khi báo giá chính thức cho khách hàng, đề nghị các doanh nghiệp liên hệ để xác nhận lại giá cước tầu và tỷ lệ phí bảo hiểm tại thời điểm chào hàng.

6.1 Mặt hàng xuất khẩu nhập khẩu của Việt Nam và Chi Lê

a/ Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Chi Lê:

1 Giày dép
2. Chè
3 . Cà phê
4. Hàng dệt kim
5. May mặc
6. Điện
7. Điện tử
8. Đồ thể thao
9. Gốm sứ và hàng thủ công mỹ nghệ
10. Máy móc, phụ tùng
1 1. Đồ dân dụng
12. Nước trái cây ép
13. Thực phẩm đóng hộp
14. Hải sản (tôm đông lạnh)
15. Đồ gỗ
16 . Đồ chơi trẻ em
17. Săm lốp
18. Các mặt hàng khác

b, Mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Chi Lê được Bộ Thương mại khuyến khích:

1. Đồng nguyên liệu
3. Bột giấy
4. Bột cá
5. Dầu cá
6. Hoá chất

Phía Chi Lê rất quan tâm đến websỉte của các doanh nghiệp khi tiến hàng giao dịch, qua đó họ đánh giá uy tín cửa đốt tác Do vậy: các doanh nghiệp Việt Nam nếu chưa có website nên tiến hành xây dựng website trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước cũng có thể giới thiệu sản phẩm của mình tới các đối tác Chi Lê bằng cách gửi cataloge kèm theo các (ra CD và mẫu hàng hoá (nếu có thể) tới Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê. Qua đó, Thương vụ có thể hỗ trợ giới thiệu cho các khách hàng Chi Lê.

6.2 Thông tin về quan hệ đại lý ngân hàng

a/ Phía Chi Lê

Doanh nghiệp Việt nam có thể yêu cầu doanh nghiệp Chi Lê mở L/C tại một trong 2 ngân hàng sau đây (Issuing LIC):

1. Bancoestado:
Bancoestado có quan hệ đại lý với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) & Ngân hàng công thương Việt Nam (VIETIN BANK)
Website: www.bancoestado.cl

2. Banco De Chile:
Banco de Chile có quan hệ đại lý với Ngân hàng đầu tư  Phát triển VN (BIDV)
Website: www.bancochile.cl
(Tham khảo mục 5.2 Ở phần trên)

b. Phía Việt Nam

1) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK VN)
198 Trần Quang Khải, Hà Nội.
Website: www.vietcombank.com.vn

2) Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VIETINBANK)
108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Website: www.icb.com.vn

3) Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)
Tòa nhà VINCOM CITY. Tháp A, 191 Bà Triệu, Hà Nội.
Website: www.bidv.com.vn
Hoặc doanh nghiệp có thể liên hệ với các Chi nhánh của 3 ngân hàng nói trên trong toàn quốc

( Nguồn: Sưu tầm trên Internet// Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê)

  • Thị trường Chi Lê (1): Giới thiệu khái quát
  • Thị trường Chi Lê (2): Tổng quan kinh tế, thương mại và đầu tư
  • Thị trường Chi Lê (3): Các ngành sản xuất chủ yếu
  • Thị trường Chi Lê (4): Ngoại thương
  • Thị trường Chi Lê (5): Xuất khẩu
  • Thị trường Chi Lê (6): Quan hệ quốc tế - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (7): Quan hệ quốc tế - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (8): Đầu tư nước ngoài - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (9): Đầu tư nước ngoài - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (10): Đầu tư nước ngoài - Phần 3
  • Thị trường Chi Lê (11): Quan hệ thương mại Việt Nam – Chi Lê
  • Thị trường Chi Lê (12): Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi Lê
  • Thị trường Chi Lê (13): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (14): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (15): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 3