Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Chi Lê (7): Quan hệ quốc tế - Phần 2

6.1 Các Hiệp định và thoả thuận thương mại của Chi Lê (Tiếp theo)

Một số hiệp định thương mại do song phương (FTA) của Chi Lê với các nước

Hiệp định Thương mại tự do song phương Chi Lê - Hoa Kỳ Hiệp định Thương mại tự do song phương Chí Lê - Hoa Kỳ được ký kết ngày 06/0612003, bất đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Đây là hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên Hoa Kỳ ký kết với một nước Châu Mỹ La tinh (không kể đến Mêhicô vì nước này là thành viên của NAFTA), mở rộng cánh cửa của thị trường Mỹ cho các hàng hoá Chi Lê. Đây là một trong những hiệp định đầy đủ nhất bao gồm kể cả các quy định về sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, bảo hộ đầu tư, chứng nhận nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm, thương mại điện tử v.v... Hiệp định Thương mại tự do song phương Chi Lê - Hàn Quốc

Hiệp định Thương mại tự do Chi Lê - Hàn Quốc là hiệp định thương mại

Tự do đầu tiên ký kết giữa một quốc gia của Châu Mỹ La tinh và một quốc gia châu Á, khẳng định vai trò bàn đạp và cánh cửa thâm nhập thị trường đầy tiềm năng châu Mỹ La tinh của Chi Lê.

Hiệp định Thương mại tự do song phương Chi Lê - Trung Quốc:

Hiệp định Thương mại tự do song phương Chi Lê - Trung Quốc là hiệp định thương mại tự do mang tính chất lịch sử, vì đây là bản Hiệp định đầu tiên Trung Quốc ký với một quốc gia nằm ngoài châu Á Hiệp định này đã được Quốc hội Chi Lê thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 0/110/2006.
 


Nghiên cứu tính khả thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) Chi Lê - Thái Lan

Trong khuôn khổ hội nghị cấp cao APEC tại Hàn Quốc năm 2005, theo ý kiến của các nhà Lãnh đạo hai nước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chi Lê và Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan thông báo thành lập nhóm nghiên cứu chung về Hiệp định thương mại tự do song phương giữa hai nước. Số liệu tháng 10 tháng đầu năm 2006: Thái Lan đã xuất khẩu vào Chi Lê 184,92 triệu USD trị giá CIF cảng Chi Lê, chiếm 0,64 % kim ngạch nhập khẩu của Chi Lê.

Thái Lan có cơ cấu mặt hàng tương đối giống Việt Nam. Nếu ta không nhanh chóng đàm phán và ký kết FTA với Chi Lê thì hàng hoá của của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với hàng của Thái Lan.

Ý định thư về hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê

    Đối với Chi Lê:

Nhận thấy tiềm năng ở một thị trường trên 80 triệu dân như Việt Nam, cũng như kim ngạch thương mại giữa hai nước (năm sau tăng gấp đôi năm trước bắt đầu từ năm 2000 cho đến năm 2006 hiện nay), Chi Lê thực sự mong muốn ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam để đi tới một thoả thuận mở cửa thị trường đầy tiềm năng này cho hàng hoá của Chi Lê, cũng như để giúp tạo thuận lợi cho người tiêu dùng Chi Lê có thể biết đến các sản phẩm đầy tính cạnh tranh của Việt Nam như da giầy, dệt may điện, điện tử dân dụng đồ gia dụng, gốm sứ và thủ công mỹ nghệ, nội thất v.v...

    Đối với Việt Nam:


Nếu Việt Nam ký kết FTA với Chi Lê sẽ có ưu thế hơn, vì:

- Việt Nam xuất khẩu vào Chi Lê 18 nhóm mặt hàng đều là hàng tiêu dùng.

- Việt Nam nhập khẩu từ Chi Lê các mặt hàng nguyên liệu (đồng, gỗ, bột giấy, bột cá) để phục vụ sản xuất chiếm 92,35%, trong khi đó ta nhập hàng tiêu dùng chỉ chiếm 7,65%.

Trên phương diện chung, việc ký kết FTA giữa Việt Nam và Chi Lê vào thời điểm này là thích hợp, nếu không muốn nói là chậm hơn 2 nước láng giềng Trung Quốc và Thái Lan. Đánh giá chung về các Hiệp định thương mại tự do song phương của

Chi Lê Bộ Ngoại giao Chi Lê (Tổng Cục Kinh tế đối NGOẠI-DIRECON), là cơ quan thực hiện đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia khác. Đứng đầu DIRECON là Thứ trưởng thử nhất phụ trách về các vấn đề thương mại. Chi Lê tuy là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), những từ lâu đã chọn con đường riêng của mình, nhằm tiêu thụ các sản phẩm truyền thống của mình trên thế giới. Các sản phẩm đó bao gồm: hoa quả tươi, các sản phẩm chế biến từ hoa quả, cá hồi, rượu vang, bột cá, bột giấy, gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ. Mặc dù xuất khẩu đồng chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân thương mại của Chi Lê, nhưng do đặc thù của mặt hàng chiến lược này là nguyên liệu phục vu cho sản xuất kinh tế, nên thường không phải chịu thuế suất nhập khẩu. Chi Lê có đội ngũ chuyên gia đàm phán dày dạn kinh nghiệm với sự cố vấn sát sao của đại diện các hiệp hội ngành hàng và các bộ, cơ quan quản lý có liên quan cũng như đội ngũ của các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới của Chi Lê cũng như ngoại quốc. "Món ăn
" chủ yếu mang tính hấp dẫn để đưa lên bàn đàm phán của người Chi Lê chính là cơ chế nền kinh tế mở với các hàng rào thuế quan thấp, nền tài chính mạnh và ổn định, các chính sách mang tính chất tiếp nối và bền vững lâu dài của chính quyền.

Trong quá trình đàm phán, các chuyên gia của Chi Lê luật rượu biết lợi dụng các thế mạnh của mình và đưa các sản phẩm mang tính chất nhậy cảm vào danh sách các mặt hàng loại trừ (exception list). Nếu quan sát kỹ có thể điểm tên một số mặt hàng tiêu biểu như là: gạo, đường, bột mỹ.

Các mặt hàng này đều có hạn ngạch (quắm).

6.2 Tham gia Khối thương mại tự do Nam Mỹ (Mercosur)

Mercosur (Mercado Co mún dễ/ Sút - Khu vực thị trường chung Nam Mỹ), mở đầu bằng hiệp định thành lập Khối Thương mại tự do giữa Braxin và Achentina ký kết tại thủ đô Buenos Aires trong năm 1989. Phát triển bằng hiệp định cộng tác và gia nhập giữa Braxin, Achentina- Paraguay và Uruguay ký kết năm 1991 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1994. Tổng thống Uruguay, ông Tabaré Vázquez, tuyên bố: Mercosur nên từ bỏ kế hoạch là một khối hợp tác hải quan thống nhất như ban đầu mà nên trở thành một khối thương mại tự do. Tuyên bố này của ông là hậu quả không thể tránh khỏi của việc quên lãng" các thành viên nhỏ như Paraguay và Uruguay của hai nước danh cả " là Braxin và Achentina. Trong chuyến thăm gần đây tới Hoa Kỳ và Mehicô, quan điểm tìm kiếm ký kết hiệp định thương mại tự do song phương của Uruguay đánh dấu những ngày cuối cùng của Mercosur đang lại gần. Sự tan rã một sớm một chiều này đang được dư luận Nam Mỹ quan tâm.

Chi Lê tham gia như một khách mời từ năm 1996, sau đó là Bolivia năm 1997, Pê ru năm 2003; Ecuador, Colômbia và Venezuela năm 2004, Venezuela là thành viên chính thức và đầy đủ từ tháng 01 năm 2006.

Theo các nhà chuyên môn kinh tế đánh giá, Mercosur hiện nay đang mất dần vai trò thương mại của mình mà chuyển dần thành một tổ chức mang tính chất chính trị nơi mà các nước thành viên tranh giành vị trí dẫn đầu.
 

( Nguồn: Sưu tầm trên Internet// Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê)

  • Thị trường Chi Lê (1): Giới thiệu khái quát
  • Thị trường Chi Lê (2): Tổng quan kinh tế, thương mại và đầu tư
  • Thị trường Chi Lê (3): Các ngành sản xuất chủ yếu
  • Thị trường Chi Lê (4): Ngoại thương
  • Thị trường Chi Lê (5): Xuất khẩu
  • Thị trường Chi Lê (6): Quan hệ quốc tế - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (7): Quan hệ quốc tế - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (8): Đầu tư nước ngoài - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (9): Đầu tư nước ngoài - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (10): Đầu tư nước ngoài - Phần 3
  • Thị trường Chi Lê (11): Quan hệ thương mại Việt Nam – Chi Lê
  • Thị trường Chi Lê (12): Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi Lê
  • Thị trường Chi Lê (13): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (14): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (15): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 3