Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Chi Lê (12): Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi Lê

2. XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM-CHI LÊ(Tiếp theo)

2.2. Nhập khẩu


Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Chi Lê
 


Nguồn: Hải quan quốc gia Chi Lê

Nhận xét:

-    Việt Nam nhập khẩu từ Chi Lê các mặt hàng sau: Đồng nguyên liệu. bột cá, gỗ và bột giấy, cá hồi: rượu vang. dầu cá. hoá chất. thực phẩm đóng hộp & đồ ăn nhanh: hoa quả tươi.

-    Trong năm 2006, kim ngạch nhập khẩu của Việt nam từ Chí Lê ước 108 triệu USD - Trị giá FOB cảng Chi Lê. (Hải quan quốc gia Chì Lê không thống kê trị giá xuất khẩu CIF các cảng đến). Trong cơ cấu nhập khẩu của ta, chủ yếu là các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước:

-    Mặt hàng đồng kỹ thuật điện. kim ngạch nhập khẩu ước 64,66 triệu USD chiếm 59,64 % tông kim ngạch nhập khẩu.

-    Tiếp theo là mặt hàng bột cá ước 26,54 triệu USD, chiếm 24.48% tổng kim ngạch nhập khẩu.

-    Mặt hàng gỗ và bột giấy với kim ngạch nhập khẩu ước 4,88 triệu USD, chiếm 4,50 % tổng kim ngạch nhập khẩu.

-    Mặt hàng dầu cá với kim ngạch nhập khẩu ước 2, 18 triệu USD. chiếm 2,01 % tổng kim ngạch nhập khẩu.

-    Các mặt hàng tiêu dùng còn lại là: Cá hồi. rượu vang, hoa quả tươi và hàng khác, với kim ngạch nhập khẩu 10,15 triệu USD, chiếm 9,37% trên tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm.

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG Mại VIỆT NAM - CHI LÊ

3. 1 Thuận lợi


Hai bên đã hiểu biết và có mối quan hệ ngoại giao từ năm 1973 từ thế Cố Tổng thống Agende.

Lãnh đạo hai bên đều quan tâm đến việc phát triển toàn diện kể cả về kinh tế lẫn ngoại giao. Trong đó Việt Nam coi Chi Lê là mua t đối tác chiến lược tại khu vực Nam Mô . thể hiện quá việc Chính phủ Việt Nam mời năm Nhà lãnh đạo, trong đó có tổng thống Chi Lê, Bà Michelle Bachelet, ang thăm chính thức Việt Nam trong dịp tổ chức hội nghị APEC tháng 1 1 năm 2006 tại Hà Nội.

Các mặt hàng xuất nhập khẩu của mỗi bên có cơ cau rất khác nhau. Trong đó Việt Nam xuất khẩu những mặt hàng tiêu dùng mà Chi Lê không sản xuất hoặc sản xuất với số lượng ít. Chi Lê xuất khẩu qua Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng về nguyên liệu để sản xuất.

Phía Chi Lê quan tâm hợp tác với Việt Nam trong một số lĩnh vực:

-    Nông nghiệp: trồng, chê biến, xuất khẩu rau quả; chăn nuôi và xuất khẩu thịt gà . .

-    Thuỷ sản: đánh bất, chế biến, xuất khẩu hải sản; liên doanh sản xuất tàu đánh cá...

-    Lâm nghiệp: trồng, bảo quản, phát triển rừng; chế biến và xuất khau lâm sản; sản xuất bột giấy.

-    Thương mại: nhập hoa quả nhiệt đới, hàng mỹ nghệ, hàng tiêu dùng của Việt Nam. Chi Lê có nhu cầu xuất khẩu máy móc. thiết bị của các ngành nông, lâm. ngư nghiệp; phân bón; thuốc trừ sâu...

3.2 Khó khăn

•    Điều kiện địa lý: khoảng cách giữa hai nước khá xa. Mỗi nước ở một nửa bán cầu. Hai bên không có tuyến bay thẳng. dẫn đến việc đi lại của các doanh nghiệp rất khó khăn. Mặt khác, do giá cước vận tải cao, nên hạn chế trong các quan hệ trao đổi xuất nhập khẩu nói chung của các doanh nghiệp.

•    Thông tin: Dân chúng hai nước đều ít biết đến nhau, thiếu thông tin tuyên truyền và cập nhật thường xuyên.

•    Ngôn ngữ trong giao dịch thương mại: Các doanh nghiệp Chức chủ yếu giao dịch bằng tiếng Tây Ban Nha. số doanh nghiệp sử dụng tiếng Anh chỉ chiếm khoảng do - 60%, trong khí đó phía Việt Nam lại dùng tiếng Anh là chủ yếu, rất ít doanh nghiệp giao dịch bằng tiếng Tây Ban Nha. Đây là hạn chế không nhỏ trong vấn đề quan hệ  kinh kinh tế thương mại giữa hai bên.

•    Chính sách và xu hướng đầu tư: Người  Chi Lê có vốn để đầu tư nhưng chỉ chú trọng vào các nước lân cận tại Châu Mỹ La tinh và Mỹ, châu Âu. Gần đây do có Hiệp định Thương mại Tự do song phương với Trung Quốc (có hiệu lực ngày 01/01/2006), nên có chút chuyển biến về phía châu Á. Tuy vậy, Việt Nam mới được nói đến là một địa chỉ đầu tư đầy tiềm năng nhưng chưa có một dự án nào đưa vào thực hiện trên thực tế.

•    Phần lớn hàng hoá xuất, nhập còn thông qua công ty của nước thứ ba.

Theo đánh giá chung quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Chi Lê chưa phát triển thực sự xứng với tiềm năng và vị trí của hai nước.
 

( Nguồn: Sưu tầm trên Internet// Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê)

  • Thị trường Chi Lê (1): Giới thiệu khái quát
  • Thị trường Chi Lê (2): Tổng quan kinh tế, thương mại và đầu tư
  • Thị trường Chi Lê (3): Các ngành sản xuất chủ yếu
  • Thị trường Chi Lê (4): Ngoại thương
  • Thị trường Chi Lê (5): Xuất khẩu
  • Thị trường Chi Lê (6): Quan hệ quốc tế - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (7): Quan hệ quốc tế - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (8): Đầu tư nước ngoài - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (9): Đầu tư nước ngoài - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (10): Đầu tư nước ngoài - Phần 3
  • Thị trường Chi Lê (11): Quan hệ thương mại Việt Nam – Chi Lê
  • Thị trường Chi Lê (12): Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi Lê
  • Thị trường Chi Lê (13): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (14): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (15): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 3