Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Chi Lê (2): Tổng quan kinh tế, thương mại và đầu tư

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ

1. NHỮNG CHỈ SỐ KINH TẾ CƠ BẢN

Một sẽ chỉ số kinh tế của Chi Lê trong năm 2006

•    Tăng trưởng GDP (%) 4.60
•     Đầu tư (tăng trưởng %) 4.60
•    Đầu tư (% của GDP) 28.80
•    Lạm phát ước tính (%) 3,10
•    Lạm phát thực tế (%) 3,00
•    Thất nghiệp (%) 8.30
•    Lãi suất Ngân hàng Trưng ương (%) 5.25
•    Tỷ lệ quy đổi 1 USD - Pê sô Chi Lê (bình quân) 530
•    Xuất khẩu (tỷ USD) 55,63
•    Nhập khẩu thiệu USD) 34,54

Trong năm 2006, Chi Lê có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 4,6%. Về thương mại, Chi Lê xuất khẩu 55,63 tỷ USD trị giá FOB cảng Chi Lê , nhập khẩu 34,54 tỷ USD trị giá CIF cảng Chi Lê, xuất siêu khoảng 21 tỷ USD.

Tăng trưởng kinh tế: Chi Lê đang dẫn đầu trong khu vực về phát triển thương mại quốc tế trong năm 2006. Theo Uỷ ban Kinh tế của Châu Mỹ La tinh (CEPAL), trong năm 2006 Chi Lê xuất khẩu tăng 43,1%, nhập khẩu 23,1%, mức cán cân thương mại tăng 102,8% đạt mức cao nhất trong khu vực. Cả khu vực Mỹ La tinh đạt mức tăng trưởng 19,8 % xuất khẩu, 16,7% nhập khẩu và cán cân thương mại là 38,4%.
 
Dự báo kinh tế Chi Lê năm 2007
 



Một trong những ưu tiên hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới chính là tạo ra một mức sống tốt cho dân chúng, đáp ứng được nhu cầu của người dân một cách bền vững theo thời gian

Hiểu rõ nhu cầu này, Chính phủ Chi Lê coi đó là một riêu chuẩn phấn đấu cho sự phát triển của tương lai. Trong thập niên 80 Chi Lê chỉ là một nhà xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dưới dạng thô, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, chính điều đó Chính phủ Chi Lê đã quyết định mở cửa thị trường.

Bắt đầu bằng sự mở cửa thương mại, trong đó có một chính sách rõ ràng về điều chỉnh các hoạt động xuất nhập khẩu, chính sách về đầu tư nước ngoài, sự hình thành các mô hình kinh tế vừa và nhỏ nhàm mục đích tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm khoáng sản tự nhiên. Để thúc đẩy về mặt giáo dục, Chính phủ quyết định đầu tư cho các nhà khoa học Chi Lê di du học nước ngoài, giúp họ đạt tới và hoàn thiện trình độ chuyên môn cần thiết để có thể thực thi tiến trình đổi mới kinh tế. Một trong những quyết định sáng suất khác của tiến trình nói trên chính là hạ thấp thuế suất thuế nhập khẩu và huỷ bỏ những rào cản thương mại.

Hai mục đích chính của việc này là: thứ nhất, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư công nghệ mới và máy móc nhằm tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm có nguồn gốc khoáng sản, một hàng rào thuế quan thấp để giúp hạ thấp các chi phí giá thành; thứ hai, các cắt giảm thuế quan về cả hai phía giúp người tiêu dùng có khả năng sử dụng các sản phẩm nhập khẩu với chất lượng tết và giá thành hạ.

Mặt khác, chính phủ Chi Lê đã bắt đầu một quá trình xúc tiến thương mại để xuất khẩu các sản phẩm của Chi Lê trên thị trường thế giới một cách thành công thông qua Cục Xúc tiến Thương mại - trực thuộc Bộ Ngoại giao (PROCHILE) . Giai đoạn 2 của quá trình mở cửa và hạ thấp các hàng rào thuế quan về cả hai phía, tạo sức ép một cách toàn bộ cho ngành công nghiệp trong nước để hoàn thiện, gia tăng chất lượng, giảm giá thành. Rất nhiều doanh nghiệp đã không có khả năng thích nghi được với quá trình này đã bị phá sản, chấp nhận tạo ra một tỷ lệ rất cao về thất nghiệp, để đạt tới hoàn thiện trong tương lai như ngày nay.

Các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu với các quốc gia trong khu vực cũng như các nước khác trên thế giới, đã tạo ra giá trị gia tăng của các sản phẩjn xuất khẩu, giúp cho Chi Lê giành được chỗ vị trí một trong những nước dẫn đã  thế giới. ví dụ như xuất khẩu đồng nguyên liệu, nuôi trồng và xuất khẩu cá hồi, chương trình trồng rừng tạo điều kiện cho việc khai thác và chế biến và xuất gỗ và các sản phẩm từ gỗ (bột giấy). 

Với những dữ kiện nêu trên, Chi Lê phải mất một giai đoạn hơn 20 năm, để đạt được mục tiêu tăng mức sống cho dân chúng như hiện nay. Cuối thập kỷ 70, thu nhập trung bình tính theo đầu người của Chi Lê chỉ đạt 400 USD, thành quả của các chính sách đổi mới đã tạo ra mức thu nhập bình quân trên 8.500 USD/người/năm (Số liệu điều tra năm 2006). Chính sách mở cửa của Chi Lê và sự thành công của họ có thể giúp cho Việt Nam tham khảo, vì GDP của Việt nam hiện nay là 400 USD/người/năm: tương đương GDP của Chi Lê vào những năm 70.

( Nguồn: Sưu tầm trên Internet// Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê)

  • Thị trường Chi Lê (1): Giới thiệu khái quát
  • Thị trường Chi Lê (2): Tổng quan kinh tế, thương mại và đầu tư
  • Thị trường Chi Lê (3): Các ngành sản xuất chủ yếu
  • Thị trường Chi Lê (4): Ngoại thương
  • Thị trường Chi Lê (5): Xuất khẩu
  • Thị trường Chi Lê (6): Quan hệ quốc tế - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (7): Quan hệ quốc tế - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (8): Đầu tư nước ngoài - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (9): Đầu tư nước ngoài - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (10): Đầu tư nước ngoài - Phần 3
  • Thị trường Chi Lê (11): Quan hệ thương mại Việt Nam – Chi Lê
  • Thị trường Chi Lê (12): Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi Lê
  • Thị trường Chi Lê (13): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 1
  • Thị trường Chi Lê (14): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 2
  • Thị trường Chi Lê (15): Những điều cần biết khi kinh doanh với Chi Lê - Phần 3