Ðể bình ổn, cân đối cung - cầu xi-măng năm 2009, Bộ Xây dựng đã chủ trì cuộc họp với đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội xi-măng Việt Nam, cùng các đơn vị sản xuất xi-măng trong toàn quốc thống nhất triển khai thực hiện năm nhóm giải pháp.
Thực tế sản xuất, tiêu thụ
Theo Bộ Xây dựng, tiêu thụ xi-măng năm 2008 khoảng 39,7 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2007. Nhập khẩu clanh-ke khoảng 3,9 triệu tấn, lượng clanh-ke và xi-măng dự trữ cuối năm đạt khoảng 1,9 triệu tấn. Năm 2008 có 10 nhà máy xi-măng hoàn thành và đưa vào sản xuất với tổng công suất 11,93 triệu tấn, năm 2009 dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất thêm 18 dự án xi-măng với tổng công suất 20,47 triệu tấn và tổng công suất toàn ngành sẽ đạt gần 60 triệu tấn.
Sáu tháng đầu năm 2008, sản xuất kinh doanh của toàn ngành xi-măng gặp nhiều khó khăn do giá vật tư đầu vào tăng đột biến. Giá than tăng 68%, dầu MFO tăng 12%, hạt nhựa tăng 25 - 40%, giấy Kraft tăng 30 - 50%, cước vận tải tăng 45%, giá clanh-ke nhập khẩu (FOB) tăng 36 - 70%, lãi suất vay ngân hàng tăng 20%...
Các bộ, ngành, địa phương thực hiện cắt giảm đầu tư nhằm kiềm chế lạm phát đã làm nhiều công trình xây dựng cơ bản đình trệ, khiến không ít công ty xi-măng lại càng khó khăn. Tính riêng Tổng công ty công nghiệp xi-măng Việt Nam, do chi phí đầu vào tăng nên chi phí sản xuất bình quân đã tăng 23.000 đồng/tấn, chưa kể tăng chi phí do giá cước vận tải tăng và các chi phí nguyên, nhiên vật liệu khác tăng theo giá xăng.
Những tháng cuối năm, tình hình lạm phát đã có dấu hiệu giảm nhiệt, giá xăng, dầu giảm, các công trình xây dựng cơ bản bắt đầu được triển khai nên thị trường xi-măng cũng sôi động trở lại.
Ðể giải quyết khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất, bảo đảm nguồn vốn cho các dự án xi-măng đang xây dựng, ngành xi-măng đã có một số điều chỉnh về giá bán nằm trong mức quy định của Pháp lệnh Giá.
Riêng Tổng công ty công nghiệp xi-măng Việt Nam điều chỉnh tăng giá hai lần, hiện giá bán ở mức 900 nghìn đến 1.145.000 đồng/tấn xi-măng các loại. Nhìn chung các đơn vị thành viên của Tổng công ty chỉ dừng ở mức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và giữ giá bán xi-măng ổn định, cho dù hiệu quả kinh doanh có giảm sút.
Bình ổn thị trường
Bộ Xây dựng dự báo nhu cầu tiêu thụ xi-măng năm 2009 đạt khoảng 44 - 45,5 triệu tấn, tăng 10 - 11,5% so với năm 2008, trong đó sẽ phân bổ cho các đơn vị như sau: Tổng công ty công nghiệp xi-măng: 16,5 đến 17 triệu tấn; các đơn vị liên doanh: 13 - 13,5 triệu tấn; xi-măng lò đứng, trạm nghiền và xi-măng địa phương: 14,5 - 15 triệu tấn.
Như vậy, với tổng công suất toàn ngành dự kiến đạt gần 60 triệu tấn, năm 2009, năng lực sản xuất xi-măng đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và có khả năng xuất khẩu.
Ðể bình ổn, cân đối cung - cầu xi-măng năm 2009, Bộ Xây dựng đã chủ trì cuộc họp với đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội xi-măng Việt Nam, cùng các đơn vị sản xuất xi-măng trong toàn quốc thống nhất triển khai thực hiện năm nhóm giải pháp.
Một là, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát huy đạt và vượt công suất thiết kế, triển khai các đề tài nghiên cứu tận dụng nhiệt thải lò nung để sản xuất điện, tận dụng nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác làm nguyên, nhiên liệu cho ngành xi-măng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm môi trường cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
Hai là, các DN cần hoàn thiện mạng lưới kinh doanh xi-măng theo phương thức bán hàng thông qua các nhà phân phối chính, các công ty thương mại và các đại lý, nhằm giảm chi phí lưu thông, chi phí bán hàng, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra thực hiện cam kết trách nhiệm giữa các khâu trong hệ thống tiêu thụ. Các đơn vị sản xuất clanh-ke phía bắc cần nghiên cứu tính toán giá bán hợp lý, tạo điều kiện cho các trạm nghiền phía nam có thể mua clanh-ke từ phía bắc để thay thế việc nhập khẩu từ các nước Ðông - Nam Á.
Ba là, Tổng công ty xi-măng Việt Nam, các đơn vị liên doanh và các cơ sở nghiền cần chủ động lập kế hoạch về nhu cầu clanh-ke để vận chuyển hợp lý cho khu vực miền nam, đặc biệt là các tháng đầu năm. Hiện nay, chi phí vận chuyển clanh-ke, xi-măng từ bắc vào nam còn khá cao và không thống nhất giữa các công ty, dao động từ 160 nghìn đến 390 nghìn đồng/tấn. Do vị trí địa lý phân bổ nguồn nguyên liệu nên hầu hết các nhà máy xi-măng đều được xây dựng tập trung tại miền bắc, trong đó nhu cầu tiêu thụ xi-măng các tỉnh phía nam theo thống kê năm năm gần đây tăng mạnh, thường chiếm 38% đến 40% nhu cầu xi-măng cả nước.
Với năng lực hiện tại, các nhà máy phía nam chỉ đáp ứng được khoảng 17,5 đến 18 triệu tấn, lượng thiếu hụt còn khoảng 12 đến 12,5 triệu tấn, phải vận chuyển từ phía bắc vào. Vì vậy, để khắc phục tình trạng mất cân đối này, Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng công ty công nghiệp xi-măng Việt Nam, các đơn vị liên doanh và các nhà máy xi-măng lớn có kế hoạch cụ thể để vận chuyển xi-măng, clanh-ke vào khu vực miền nam, trong đó lưu ý đến phương tiện tàu thuyền, tính chất thời vụ, phương án bốc dỡ hàng, kho tàng, bến bãi.
Bốn là, giải pháp về đầu tư. Ðẩy nhanh tốc độ thực hiện các dự án xi-măng theo quy hoạch phát triển ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đưa các dự án vào hoạt động đúng tiến độ.
Năm là, giải pháp về kích cầu: Ðầu tư hệ thống giao thông đường bộ bằng bê-tông xi-măng, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, đường qua khu vực thường xảy ra lũ lụt, lũ quét, đường ven biên giới nhằm nâng cao tuổi thọ công trình. Ðẩy mạnh đầu tư phát triển vật liệu xây không nung thay thế một phần gạch ngói, đất sét nung, nhằm tiết kiệm tài nguyên.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mặc dù năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đạt 4,5 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2007 nhưng năm 2009, mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản chỉ đề ra 4 tỷ USD.
Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, ngành năng lượng Việt Nam đã được xác định rõ các mục tiêu.
Đẩy mạnh công tác thăm dò đánh giá trữ lượng than trên mức –300m, và tìm kiếm sâu từ -400-1.100 tại vùng than Quảng Ninh.
Sáng 2-1, HÐND, UBND thành phố Hồ Chí Minh cùng các sở, ban, ngành thành phố triển khai sáu biện pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2009.
Ðể bình ổn, cân đối cung - cầu xi-măng năm 2009, Bộ Xây dựng đã chủ trì cuộc họp với đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội xi-măng Việt Nam, cùng các đơn vị sản xuất xi-măng trong toàn quốc thống nhất triển khai thực hiện năm nhóm giải pháp.
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành khoá III Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức đã thông qua mục tiêu trong năm 2009, ngành chè phấn đấu xuất khẩu 117.000 tấn, với tổng kim ngạch đạt khoảng 167 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2008.
Lường trước những diễn biến bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Bộ Công Thương chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 ở mức 13%, với kim ngạch khoảng 72 tỷ USD, chưa bằng nửa mức tăng của năm nay so với năm 2007.
Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2009.
Các loại phương tiện đăng ký lưu hành trên địa bàn tỉnh đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Mặt khác, hàng ngày trên các tuyến quốc lộ (QL), như: QL1, QL51, QL20 có khoảng trên 200 ngàn xe cộ qua lại. Trước yêu cầu của sự phát triển chung; đồng thời để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, ngành giao thông vận tải (GTVT) Đồng Nai đã từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn...
Tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của sản xuất. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, các sản phẩm xuất khẩu.
* Tốc độ tăng trưởng GDP đạt từ 9,5% đến 10% (dịch vụ 9,5-10%; công nghiệp và xây dựng 10,5-11%; nông - lâm - thủy sản 2,2-2,5%)
TạI hội nghị tổng kết tình hình năm 2008 và kế hoạch năm 2009, Bộ Công Thương đề ra mục tiêu năm 2009 phấn đấu xuất khẩu đạt 71 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2008.
Suy thoái kinh tế thế giới có thể sẽ tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2009. Tuy tổng sản lượng thủy sản năm 2008 ước đạt 4,58 triệu tấn, tăng 9,2% so với năm 2007, mức cao nhất từ trước tới nhưng theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch tăng trưởng năm 2009 sẽ giảm khoảng 15-20 % so với năm 2008.