Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mục tiêu phát triển ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050

Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, ngành năng lượng Việt Nam đã được xác định rõ các mục tiêu.
 
Phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội: trong đó năng lượng sơ cấp năm 2010 đạt khoảng 47,5-49,5 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2020 đạt khoảng 100-110 triệu TOE, đến năm 2025 khoảng 110-120 triệu TOE và đến năm 2050 khoảng 310-320 triệu TOE.
Nâng cao độ chính xác trong việc đánh giá trữ lượng các nguồn năng lượng sơ cấp (than, dầu khí, thuỷ điện và uranium). Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới trong việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác than, dầu khí và các dạng năng lượng khác ở nước ngoài bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt trong nước.
Phát triển nguồn, lưới điện, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội, đến năm 2010 độ tin cậy cung cấp của nguồn điện là 99,7%, lưới điện bảo đảm tiêu chuẩn n-1.
Phát triển các nhà máy lọc dầu, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu về các sản phẩm dầu trong nước, đưa tổng công suất các nhà máy lọc dầu lên khoảng 25 đến 30 triệu tấn dầu thô vào năm 2020.
Bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu quốc gia đạt 45 ngày tiêu thụ bình quân vào năm 2010, đạt 60 ngày vào năm 2020 và đạt 90 ngày vào năm 2025.
Phấn đầu tăng tỉ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010, khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050.
Hoàn thành chương trình năng lượng nông thôn, miền núi. Đưa số hộ nông thôn sử dụng năng lượng thương mại để đun nấu lên 50% vào năm 2010 và 80% vào năm 2020. Đến năm 2010 đạt 95% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện.
Xây dựng các mục tiêu, tiêu chuẩn dài hạn về môi trường theo hướng thống nhất với tiêu chuẩn môi trường khu vực và thế giới, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Kiểm soát và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường trong các hoạt động năng lượng, đến năm 2015 tất cả các công trình năng lượng phải đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường.
Chuyển mạnh các ngành điện, than, dầu khí sang hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước. Hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh giai đoạn sau năm 2022; hình thành thị trường kinh doanh than, dầu khí trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.
Tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết và đồng bộ để đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên vận hành vào năm 2020, sau đó tăng nhanh tỉ trọng điện hạt nhân trong cơ cấu năng lượng quốc gia. Đến năm 2050, năng lượng điện hạt nhân chiếm khoảng 15-20% tổng tiêu thụ năng lượng thương mại toàn quốc.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng. Phấn đầu từ năm 2010-2015, thực hiện liên kết lưới điện khu vực (bằng cấp điện áp đến 500 KV), từ năm 2015-2020, thực hiện liên kết hệ thống khí thiên nhiên khu vực.
 

(Theo Vinanet)

  • Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2009 đạt khoảng 52,9 tỉ USD
  • Năm 2009, mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản đạt 4 tỷ USD
  • Mục tiêu phát triển ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
  • Định hướng phát triển ngành than đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050
  • TP Hồ Chí Minh: Sáu giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 2009
  • Bình ổn thị trường xi-măng năm 2009
  • Năm 2009, ngành chè phấn đấu xuất khẩu đạt gần 170 triệu USD
  • 72 tỷ USD xuất khẩu 2009: Mục tiêu khiêm tốn
  • Năm 2009: Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa
  • Năm 2009, nhiều dự án công trình giao thông ở Đồng Nai sẽ được khởi công
  • Nhiệm vụ sản xuất công nghiệp năm 2009
  • Một số chỉ tiêu chủ yếu của Hà Nội năm 2009
  • Mục tiêu của Bộ công Thương: Nhập siêu 2009 chỉ được phép bằng 2008
  • Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2009 giảm mạnh
  • Năm 2009, Tây Ninh phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 700 triệu USD, tăng 16% so với năm 2008