Suy thoái kinh tế thế giới có thể sẽ tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2009. Tuy tổng sản lượng thủy sản năm 2008 ước đạt 4,58 triệu tấn, tăng 9,2% so với năm 2007, mức cao nhất từ trước tới nhưng theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch tăng trưởng năm 2009 sẽ giảm khoảng 15-20 % so với năm 2008.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút này được Vasep đưa ra là do khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới nên những khó khăn về tín dụng, tỷ giá hối đoái, nhu cầu tiêu dùng sẽ tác động mạnh đến thương mại thủy sản năm 2009. Đặc biệt, các thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản có khả năng giảm nhiều nhất, khoảng 15 - 20%. Nhiều nhà nhập khẩu bị ngân hàng siết tín dụng nên không có khả năng thanh toán để nhập những đơn hàng mới.
Trong đó, hai mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam là tôm và cá tra sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất.
Mới đây, việc Nga áp lệnh cấm nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam từ ngày 20/12, vì một số tiêu chuẩn kỹ thuật như sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam bị nhiễm vi sinh, lẫn tạp chất và lớp mạ băng dày hơn yêu cầu, khiến việc xuất khẩu cá tra sẽ càng khó khăn hơn nhiều.
Ngoài ra, mặt hàng tôm hiện chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng lại đang phải cạnh tranh quyết liệt với sự giảm giá của loại tôm vanamei trên thị trường nên xuất khẩu tôm cũng có thể sẽ giảm ít nhất 20%.
Tổng thư ký Vasep, ông Nguyễn Hữu Dũng, cho rằng những khó khăn về kinh tế nên người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang dùng những sản phẩm tương tự có giá rẻ hơn dẫn đến sự sụt giảm về nhu cầu tiêu dùng.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng khuyến nghị các doanh nghiệp thủy sản cần nhanh chóng nâng cao chất lượng tăng khả năng cạnh tranh chứ không hướng về sản lượng như năm 2008. Cụ thể nhất là các tiêu chuẩn về môi trường vì thế phải làm ngay và đặt lên hàng đầu, nhất là đối với con cá tra dễ bị các nước áp dụng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mặc dù năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đạt 4,5 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2007 nhưng năm 2009, mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản chỉ đề ra 4 tỷ USD.
Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, ngành năng lượng Việt Nam đã được xác định rõ các mục tiêu.
Đẩy mạnh công tác thăm dò đánh giá trữ lượng than trên mức –300m, và tìm kiếm sâu từ -400-1.100 tại vùng than Quảng Ninh.
Sáng 2-1, HÐND, UBND thành phố Hồ Chí Minh cùng các sở, ban, ngành thành phố triển khai sáu biện pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2009.
Ðể bình ổn, cân đối cung - cầu xi-măng năm 2009, Bộ Xây dựng đã chủ trì cuộc họp với đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội xi-măng Việt Nam, cùng các đơn vị sản xuất xi-măng trong toàn quốc thống nhất triển khai thực hiện năm nhóm giải pháp.
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành khoá III Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức đã thông qua mục tiêu trong năm 2009, ngành chè phấn đấu xuất khẩu 117.000 tấn, với tổng kim ngạch đạt khoảng 167 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2008.
Lường trước những diễn biến bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Bộ Công Thương chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 ở mức 13%, với kim ngạch khoảng 72 tỷ USD, chưa bằng nửa mức tăng của năm nay so với năm 2007.
Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2009.
Các loại phương tiện đăng ký lưu hành trên địa bàn tỉnh đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Mặt khác, hàng ngày trên các tuyến quốc lộ (QL), như: QL1, QL51, QL20 có khoảng trên 200 ngàn xe cộ qua lại. Trước yêu cầu của sự phát triển chung; đồng thời để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, ngành giao thông vận tải (GTVT) Đồng Nai đã từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn...
Tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của sản xuất. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, các sản phẩm xuất khẩu.
* Tốc độ tăng trưởng GDP đạt từ 9,5% đến 10% (dịch vụ 9,5-10%; công nghiệp và xây dựng 10,5-11%; nông - lâm - thủy sản 2,2-2,5%)
TạI hội nghị tổng kết tình hình năm 2008 và kế hoạch năm 2009, Bộ Công Thương đề ra mục tiêu năm 2009 phấn đấu xuất khẩu đạt 71 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2008.
Suy thoái kinh tế thế giới có thể sẽ tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2009. Tuy tổng sản lượng thủy sản năm 2008 ước đạt 4,58 triệu tấn, tăng 9,2% so với năm 2007, mức cao nhất từ trước tới nhưng theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch tăng trưởng năm 2009 sẽ giảm khoảng 15-20 % so với năm 2008.