Theo dự kiến, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2009 đạt khoảng 52,9 tỉ USD, tăng 38,7% so với năm 2008.
Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu 2 nhóm hàng: khoáng sản và nông lâm, thuỷ sản là một trong những thế mạnh để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia thì sẽ giảm trong năm 2009 (giảm khoảng 6,6 tỉ USD)...vì vậy, gánh nặng tăng kim ngạch xuất khẩu sẽ dồn lên vai nhóm hàng công nghiệp chế biến. Chiếm tỷ trọng trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, công nghiệp chế biến là nhóm hàng hoá quan trọng nhất.
Cụ thể, mặt hàng dệt may được dự kiến xuất khẩu khoảng 11,5 tỉ USD, tăng khoảng 25%. Năm 2009, Mỹ sẽ bỏ hoàn toàn hạn ngạch hàng dệt may đối với Trung Quốc tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với hàng Việt Nam, nhưng hàng Việt Nam cũng sẽ được quan tâm hơn do thâm hụt thương mại Hoa Kỳ- Trung Quốc quá lớn.
Thứ hai là, mặt hàng giày dép, với chỉ tiêu đạt 5,1 tỉ USD, EU vẫn là thị trường trọng điểm, có điều năm 2009, giày của Việt Nam không được hưởng ưu đãi thuế quan của EU. Tuy nhiên, mặt hàng này vẫn có nhiều khả năng để gia tăng kim ngạch XK thông qua việc mở rộng sản xuất, tăng cường hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu bằng cách tập trung vào khâu thiết kế kiểu dáng, tạo mẫu sản phẩm.
Thứ ba là, sản phẩm gỗ là mặt hàng đã khẳng định được vị trí vững chắc trong cơ cấu XK hàng hoá của Việt Nam, ngoài các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, EU, đồ gỗ Việt Nam có khả năng thâm nhập thị trường Mỹ do thuế NK vào Mỹ thấp. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 8% so với năm 2008.
Thứ 4 là, sản phẩm nhựa là mặt hàng được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao do tiếp cận được với công nghệ hiện đại, có thị trường rộng lớn và không quá khó để thâm nhập, đồng thời, XK mặt hàng này được hưởng mức thuế thấp hoặc đối xử ngang bằng như các nước XK khác ở hầu hết các thị trường. Vì vậy, dự kiến kim ngạch sẽ vượt ngưỡng trên 1 tỉ USD, tăng 39,8% so với 2008.
Thứ năm là, dây diện và cáp điện là mặt hàng có khả năng gia tăng kim ngạch có khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu lớn do xu hướng đầu tư của các DN trong nước và FDI khá mạnh mẽ. Dự kiến, kim ngạch đạt 1,4 tỉ USD, tăng 34% so với năm 2008. Ngoài những mặt hàng trên còn một số mặt hàng như túi xách, vali, ôdù, sản phẩm cao su...ở mức trên 30%.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mặc dù năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đạt 4,5 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2007 nhưng năm 2009, mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản chỉ đề ra 4 tỷ USD.
Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, ngành năng lượng Việt Nam đã được xác định rõ các mục tiêu.
Đẩy mạnh công tác thăm dò đánh giá trữ lượng than trên mức –300m, và tìm kiếm sâu từ -400-1.100 tại vùng than Quảng Ninh.
Sáng 2-1, HÐND, UBND thành phố Hồ Chí Minh cùng các sở, ban, ngành thành phố triển khai sáu biện pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2009.
Ðể bình ổn, cân đối cung - cầu xi-măng năm 2009, Bộ Xây dựng đã chủ trì cuộc họp với đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội xi-măng Việt Nam, cùng các đơn vị sản xuất xi-măng trong toàn quốc thống nhất triển khai thực hiện năm nhóm giải pháp.
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành khoá III Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức đã thông qua mục tiêu trong năm 2009, ngành chè phấn đấu xuất khẩu 117.000 tấn, với tổng kim ngạch đạt khoảng 167 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2008.
Lường trước những diễn biến bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Bộ Công Thương chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 ở mức 13%, với kim ngạch khoảng 72 tỷ USD, chưa bằng nửa mức tăng của năm nay so với năm 2007.
Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2009.
Các loại phương tiện đăng ký lưu hành trên địa bàn tỉnh đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Mặt khác, hàng ngày trên các tuyến quốc lộ (QL), như: QL1, QL51, QL20 có khoảng trên 200 ngàn xe cộ qua lại. Trước yêu cầu của sự phát triển chung; đồng thời để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, ngành giao thông vận tải (GTVT) Đồng Nai đã từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn...
Tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của sản xuất. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, các sản phẩm xuất khẩu.
* Tốc độ tăng trưởng GDP đạt từ 9,5% đến 10% (dịch vụ 9,5-10%; công nghiệp và xây dựng 10,5-11%; nông - lâm - thủy sản 2,2-2,5%)
TạI hội nghị tổng kết tình hình năm 2008 và kế hoạch năm 2009, Bộ Công Thương đề ra mục tiêu năm 2009 phấn đấu xuất khẩu đạt 71 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2008.
Suy thoái kinh tế thế giới có thể sẽ tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2009. Tuy tổng sản lượng thủy sản năm 2008 ước đạt 4,58 triệu tấn, tăng 9,2% so với năm 2007, mức cao nhất từ trước tới nhưng theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch tăng trưởng năm 2009 sẽ giảm khoảng 15-20 % so với năm 2008.