Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiệm vụ sản xuất công nghiệp năm 2009

Tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của sản xuất. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, các sản phẩm xuất khẩu.

Đảm bảo cân đối cung cầu của nền kinh tế về những sản phẩm công nghiệp chủ yếu như điện, than, thép xây dựng, xăng dầu, phân bón... trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất trong nước; đáp ứng nhu cầu trong nước các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng. Tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo để đưa thêm được khoảng 4.082 MW công suất các nhà máy điện, trong đó 1.415 MW từ năm 2008 chuyển sang, 2.427 MW của KH 2009 và 240 MW của KH 2010 chuyển sang (nhà máy thuỷ điện Se San 4 đẩy nhanh tiến độ); vận hành ổn định nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy DAP.

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, khai thác và chế biến sâu khoáng sản, điện, nước, gas và giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng. Phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu trong nước để giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu.

- Khuyến khích phát triển mạnh hơn công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm điện tử, ô tô, xe máy, tầu thuỷ, nguyên phụ liệu ngành dệt may, giầy dép, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản (sữa nguyên liệu, bột giấy, nguyên liệu thuốc lá).

- Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 với tốc độ tăng trưởng không thấp hơn tốc độ bình quân cả nước để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động theo hướng công nghiệp hoá, xóa đói, giảm nghèo và phát triển đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn.

- Tìm mọi biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu để tạo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu; tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá đã qua gia công chế biến, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô.

- Tham gia có hiệu quả vào việc ổn định thị trường trong nước những mặt hàng trọng yếu như xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh...; bảo đảm đáp ứng nhu cầu và kiềm chế tăng giá đột biến các mặt hàng này; chủ động đề ra và áp dụng nhiều phương án khắc phục tình trạng thiếu điện, nhất là trong mùa khô, bảo đảm điện cho sản xuất và những tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm công bằng và công khai trong điều tiết.

 

(Theo Vinanet)

  • Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2009 đạt khoảng 52,9 tỉ USD
  • Năm 2009, mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản đạt 4 tỷ USD
  • Mục tiêu phát triển ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
  • Định hướng phát triển ngành than đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050
  • TP Hồ Chí Minh: Sáu giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 2009
  • Bình ổn thị trường xi-măng năm 2009
  • Năm 2009, ngành chè phấn đấu xuất khẩu đạt gần 170 triệu USD
  • 72 tỷ USD xuất khẩu 2009: Mục tiêu khiêm tốn
  • Năm 2009: Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa
  • Năm 2009, nhiều dự án công trình giao thông ở Đồng Nai sẽ được khởi công
  • Nhiệm vụ sản xuất công nghiệp năm 2009
  • Một số chỉ tiêu chủ yếu của Hà Nội năm 2009
  • Mục tiêu của Bộ công Thương: Nhập siêu 2009 chỉ được phép bằng 2008
  • Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2009 giảm mạnh
  • Năm 2009, Tây Ninh phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 700 triệu USD, tăng 16% so với năm 2008