Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản và EU đang lâm vào suy thoái. Một trong những lĩnh vực được Chính phủ chủ trương kích cầu đầu tư trong năm nay là các sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu cao, có nhiều tiềm năng.
Tuy nhiên, Ngân hàng thế giới dự báo, lượng hàng hoá giao dịch trên thị trường thế giới năm 2009 này sẽ giảm 2,1% so với năm trước, riêng tại các nước đang phát triển, tăng trưởng xuất khẩu sẽ chậm lại còn 3% so với mức tăng trung bình 15%/năm trong suốt 5 năm qua.
Cần nắm rõ thông tin về thị trường khi xuất khẩu:
Hiện nay, tinh bột sắn xuất khẩu sang Trung Quốc đang bị tồn đọng tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, chỉ có thể được xuất khẩu một cách nhỏ giọt. Hiện tượng này cũng xảy ra đối với một số hàng xuất khẩu của Việt Nam như: dưa hấu, cau tươi, vải thiều, cao su... Chuyện này cũng từng xảy ra đối với một số hàng hoá ở thị trường nước ngoài khác. Nguyên nhân quan trọng là doanh nghiệp chúng ta không nắm được thông tin về thị trường mà mình vẫn xuất hàng, kể cả những thông tin về kế hoạch nhập khẩu của đối tác, nhu cầu nhập khẩu cũng như tiến độ nhập khẩu trong từng giai đoạn.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là chính thông tin về thị trường trong nước cũng không rõ ràng. Lẽ ra những thông tin chung về khả năng sản xuất, cung ứng của doanh nghiệp trong nước cũng như khả năng giao hàng trong từng thời điểm là những thông tin cơ bản nhất các doanh nghiệp phải biết, các cơ quan quản lý ngành và các Hiệp hội ngành hàng phải biết để điều hành. Tiếc thay, cho đến nay những thông tin ấy dường như vẫn quá xa vời. Và hậu quả là hàng loạt nông sản cứ thường xuyên ế hàng, tồn đọng.
Năm nay, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả nước đã được Quốc hội giảm xuống còn 13% so với năm cũ thay vì mức tăng 19% dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, 13% vẫn là mức mà các chuyên gia phân tích thị trường cho là rất khó, nếu không có những giải pháp đột phá và kịp thời thì khó mà đạt được. Tăng trưởng xuất khẩu tại các nước đang phát triển được Ngân hàng thế giới dự báo chỉ còn 3% so với mức tăng trung bình 15%/năm trong suốt 5 năm qua. Nhìn vào hoạt động trong nước, cũng thấy khá rõ tác động của tình hình thế giới.
Ở Hải Dương, một doanh nghiệp tư nhân lâu nay vẫn xuất vài nghìn tấn lợn sữa sang thị trường Hồngkông, Đài Loan và một số thị trường khác, nay cho biết đã vài tháng qua phải giảm mạnh thu mua lợn và giảm mạnh công suất dây chuyền cấp đông cho hàng xuất khẩu vì các thị trường lớn đã gần như ngừng nhập hàng. Hậu quả kèm theo là cả một mạng lưới người chăn nuôi tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ đang cung cấp lợn sữa cho doanh nghiệp này bị ảnh hưởng.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cũng cho biết: nhiều khách hàng kể cả khách hàng truyền thống đã huỷ hợp đồng nhập hàng hoặc giãn nhập hàng trong năm nay, do nhu cầu giảm xuống. Nhiều nhà máy tại các khu công nghiệp phía Nam đã buộc phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, nhiều công nhân phải nghỉ việc cầm chừng. Đấy chính là biểu hiện dễ nhận thấy nhất của suy thoái kinh tế toàn cầu tác động vào thị trường trong nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế, hàng rào thuế quan được bãi bỏ ở mức độ sâu rộng nhưng hàng rào phi thuế quan lại được dựng lên ngày càng tinh vi hơn. Có nghĩa là khi thị trường thế giới mở ra rộng lớn hơn thì kèm đó cũng thắt chặt hơn với từng chủng loại sản phẩm hàng hoá bởi những quy định ngặt nghèo hơn về chất lượng, quy cách, chủng loại sản phẩm.
Doanh nghiệp giỏi vẫn tìm ra thị trường
Các thị trường xuất khẩu lớn của hàng hoá Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản và EU thì nay chính các thị trường này đang lâm vào suy thoái. Trong khi đó, năm nay hàng giày dép của ta vào EU không còn được hưởng ưu đãi thuế GSP nữa trong khi với thị trường Mỹ hàng dệt may Trung Quốc được bãi bỏ hạn ngạch, còn hàng đồ gỗ thì bị thắt chặt hơn do yêu cầu chứng nhận xuất xứ gỗ rừng trồng.
Tuy nhiên, những điều kiện khó khăn lại là cơ hội thể hiện bản lĩnh và tài năng của từng doanh nghiệp, doanh nhân. Trước sự giảm sút của thị trường nhập khẩu do tác động của suy thoái kinh tế, trước những biện pháp thắt chặt thêm của thị trường truyền thống, nhiều doanh nghiệp năng động vẫn đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Doanh nghiệp giỏi vẫn sáng tạo ra được thị trường tiêu thụ mới bằng những sản phẩm và giải pháp khác nhau. Như với thị trường Mỹ, một số doanh nghiệp đã bắt đầu tăng nguồn cung cho tầng lớp người tiêu dùng có nhu cầu hàng hoá giá rẻ trong điều kiện buộc phải thắt chặt hơn chi tiêu.
Nhiều doanh nghiệp cũng chia sẻ rằng thời điểm hiện nay thị trường châu Phi đang nhu cầu lớn về hàng hoá, là thị trường khá dễ tính, ít rào cản kỹ thuật và thuế quan, nhưng phải tìm được giải pháp thanh toán hợp lý. Với nhiều thị trường khác, nhiều mặt hàng xuất khẩu sẽ khó khăn hơn, nhưng cũng có rất nhiều mặt hàng ngỡ như nhỏ nhặt nhưng lại có khả năng tăng trưởng tốt. Hàng nhựa vào các thị trường hầu như đều có mức thuế thấp hơn hoặc bằng với các sản phẩm cùng loại của nước khác trong khi đây cũng là thế mạnh của các doanh nghiệp nước ta. Các sản phẩm vali, túi xách, ôdù, các sản phẩm từ cao su, gang thép hay dây điện và cáp điện cũng đều là những mặt hàng có thị trường tốt và điều kiện xuất khẩu cũng khá thuận lợi.
Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đã và đang được đề xuất hoặc áp dụng, như tạo điều lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển, giảm lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu, bổ sung danh mục mặt hàng và lĩnh vực được vay vốn đầu tư sản xuất xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng đối với mặt hàng gạo và một số nông sản khác, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và tăng năng lực cạnh tranh. Trong điều kiện kinh tế suy thoái, thị trường thế giới ngày càng khó khăn, khả năng rủi ro trong kinh doanh cao hơn rất nhiều so với trước.
Doanh nghiệp dù năng động nhưng cũng phải rất thận trọng. Lúc này, ngoài những giải pháp hỗ trợ đang được Chính phủ thực hiện, thì vai trò của các hiệp hội ngành hàng phải được thể hiện hơn lúc nào hết trong công tác thông tin cho doanh nghiệp và điều hành sự đoàn kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp.
Một kênh thông tin khác rất hiệu qua mà các doanh nghiệp lâu nay vẫn bỏ qua, nay cần được phát huy hơn là các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Đây là đầu mối quan trọng có thể biết và cung cấp thông tin chính xác về khả năng của các doanh nghiệp nước ngoài, giúp doanh nghiệp trong nước giảm được rủi ro khi đàm phán và ký các hợp đồng. Tuy nhiên, có lẽ có một nguyên tắc muôn thuở nhưng không bao giờ cũ là chính doanh nghiệp phải tạo ra được sản phẩm mới cho thị trường cũ cũng như tìm ra thị trường mới cho sản phẩm cũ.
Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐTBXH) vừa cho biết, hết năm 2008, cả nước có gần 30.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp (DN) bị mất việc làm do suy giảm kinh tế. Năm 2009 sẽ có khoảng 150.000 lao động bị mất việc làm.
Thị trường ôtô Việt Nam năm 2008 đã có không ít những biến động lớn, được đánh giá là một phần hệ quả của năm 2007, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến bức tranh thị trường trong năm 2009.
Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản và EU đang lâm vào suy thoái. Một trong những lĩnh vực được Chính phủ chủ trương kích cầu đầu tư trong năm nay là các sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu cao, có nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương vừa đưa ra dự báo xu hướng xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực trong năm 2009 với nhiều sự thay đổi…
Đánh giá của Bộ Công Thương cho thấy năm 2009 sẽ là năm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ phải vượt qua những khó khăn lớn.
Dòng cao cấp ít giao dịch vì giá quá cao, dòng trung bình vẫn có khách nhưng doanh nghiệp không mấy mặn mà
Sáng 2-1 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2009. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Với những động thái hiện nay của thị trường thế giới và trong nước, hầu như có thể chắc chắn rằng, việc đối mặt với xu thế giá cả tụt dốc nhanh những tháng cuối năm 2008 chỉ mới là "khúc dạo đầu" và xu thế này sẽ giữ vai trò chủ đạo trong năm 2009.
Lường trước những khó khăn trong năm 2009, TPHCM đã đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ, nâng đỡ doanh nghiệp (DN). Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất trong những cam kết đồng hành với DN của chính quyền TP, nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư toàn xã hội để thúc đẩy kinh tế TP phát triển, tạo thêm nhiều việc làm và giữ ổn định xã hội.
Đó là nhận định của ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) khi trao đổi với báo giới (ngày 30/12/2008) về tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của PetroVietnam 2008 và phương hướng 2009.
Dự đoán, xuất khẩu năm 2009 sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì thế Bộ Công Thương đã đưa ra hàng loạt biện pháp thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu.
Tình hình trong và ngoài nước hiện nay khó khăn hơn một thập kỷ trước. Cần xem xét đến các yếu tố nội tại của nền kinh tế.
Thị trường nội địa của Việt Nam có đặc thù là tới 70% là nông thôn, nên cần phải nghiên cứu xem thị trường này cần gì.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - tài chính chung trên thế giới và các động thái kinh tế cụ thể của nước ta thời gian gần đây, có thể nhận diện chín thách thức và mâu thuẫn kinh tế nổi bật mà Việt Nam đang và sẽ phải đối diện trong năm 2009.
Trong ngày đầu tiên của năm mới, VnEconomy đã hỏi chuyện đại diện một số công ty chứng khoán về triển vọng thị trường trong năm 2009.