Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điểm nhấn 2009 chính là thị trường nội địa

Thị trường nội địa của Việt Nam có đặc thù là tới 70% là nông thôn, nên cần phải nghiên cứu xem thị trường này cần gì.

Năm 2008 là một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế Việt Nam khi phải đối mặt với những khó khăn nội tại và trong bối cảnh kinh tế thế giới đang rơi vào suy thoái. Sang năm 2009, dự báo tình hình sẽ còn tiếp tục khó khăn hơn nữa, đòi hỏi phải có những biện pháp đối phó kịp thời, linh hoạt.
 

Phóng viên VOV trò chuyện với chuyên gia cao cấp Bùi Kiến Thành.

PV: Ông có thể phác họa những nét chính trong bức tranh kinh tế năm 2008 của Việt Nam?

Ông Bùi Kiến Thành: Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam không còn đà tăng trưởng 9% của năm 2007 nữa mà phải đối mặt với lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu bất ổn.

Cuối năm 2008, chúng ta lại phải đối mặt với cơn bão tài chính lớn chưa từng có. Tuy cơn bão này chưa đến Việt Nam một cách ồ ạt nhưng trong xu thế hội nhập, ta không thể tránh được. Bằng chứng là, từ tháng 9 trở lại đây, xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu giảm sút.
 

Năm qua, chính sách tiền tệ với lãi suất quá cao để kiềm chế lạm phát đã khiến hầu hết các doanh nghiệp (DN) không thể hoạt động. Những tháng cuối năm, Nhà nước nhận thức rõ điều này và đã điều chỉnh giảm dần lãi suất cơ bản, tháo gỡ khó khăn cho DN.
 

Trong 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát mà Chính phủ đưa ra, việc giảm chi tiêu của Chính phủ đã đạt được kết quả tích cực. Có thể nói, dù khó khăn là vậy, nhưng chúng ta không bị tăng trưởng âm như nhiều nước, mà vẫn đạt được mức tăng trưởng khá: 6,7%. Đó là một kết quả tốt, tuy nhiên, nó chưa cho chúng ta một nền tảng vững chắc để bước vào năm 2009.

Trong năm qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng (NH) cũng nổi lên một vấn đề đáng quan tâm. Do các NH đã cho vay rất mạnh vào bất động sản và chứng khoán từ cuối năm 2007, sang năm 2008, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán giảm sút. Thêm nữa, các NH chạy theo việc huy động vốn với lãi suất rất cao và thời hạn khá dài nhưng lại không cho vay được vì các DN không thể vay với lãi suất quá cao. Điều này ảnh hưởng tới hoạt động của NH và tín dụng của nền kinh tế.

 

Ông Bùi Kiến Thành

PV: Trong bức tranh đó, theo ông, đâu là điểm sáng?

Ông Bùi Kiến Thành: Nửa năm đầu, chúng ta khôi phục được một nền sản xuất tốt, tăng trưởng xuất khẩu tốt. Nhưng nửa năm sau, khi biện pháp kiềm chế lạm phát phát huy mặt trái khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. FDI năm nay là một con số cực lớn, bất ngờ đối với ngay cả các nhà quan sát. Đó là một điểm sáng.
 

Nhưng theo tôi, cần phải phân tích rõ, vì đâu lại có hiện tượng này. Một số nguồn FDI vào Việt Nam là do các nhà đầu tư chuyển từ Trung Quốc sang, vì môi trường đầu tư của Việt Nam có lợi thế hơn Trung Quốc.
 

Tuy nhiên, việc FDI quá cao đặt cho Việt Nam nhiều vấn đề. Năm 2008, chúng ta đang tìm cách hạ nhiệt nền kinh tế nhưng mức FDI kỷ lục làm tăng nhiệt ghê gớm. Thứ nữa là chúng ta đã sẵn sàng tiếp nhận số vốn lớn đến vậy không hay lại rơi vào tình trạng bội thực, không hấp thụ được. Với tình hình kinh tế thế giới thế này, việc giải ngân sẽ không suôn sẻ khi các nhà đầu tư khó khăn về vốn.

FDI vào tạo được bao nhiêu việc làm mới nhưng đồng thời cũng hủy diệt bao nhiêu DN trong nước, là vấn đề phải suy nghĩ.
 

PV: Có nhiều nhận xét rằng, chất lượng nguồn nhân lực hiện đang là “điểm nghẽn” tăng trưởng của Việt Nam. ý kiến của ông?

Ông Bùi Kiến Thành: Đây là vấn đề cực kỳ lớn của Việt Nam: chỗ này chỗ khác, cán bộ quản lý không có đủ năng lực, cơ chế của bộ máy Nhà nước chưa thật sự thông thoáng để người có năng lực đóng góp hiệu quả. Chúng ta hiện không thiếu người có năng lực, vấn đề là đã bố trí đúng người đúng chỗ hay chưa. Không thể bắt một người thợ may đi đóng giày và ngược lại.

Phải giao cho người ta cả quyền hạn và trách nhiệm, chứ không thể giao quyền hạn mà không đi đôi trách nhiệm và ngược lại. Trong một quốc gia
 

Quan trọng nhất trong năm tới là phát triển thị trường nội địa. Một đất nước có tới hơn 80 triệu dân mà lại chỉ chú trọng xuất khẩu (chiếm tới 60% GDP). Thế giới mang đủ thứ hàng đến Việt Nam bán nhưng ta lại không chú ý, để họ oanh tạc thị trường của ta.

Thị trường nội địa của Việt Nam có đặc thù là tới 70% là nông thôn, nên cần phải nghiên cứu xem thị trường này cần gì. Muốn nông dân tiêu thụ thì phải có tiền nên phải nghiên cứu vấn đề tín dụng cho nông dân như thế nào?


hay một xí nghiệp, nếu không đặt người đúng vị trí, sẽ phải chịu hậu quả rất nặng nề.

Hiện chúng ta cũng chưa quan tâm đủ mức đến phát triển nguồn nhân lực. Đã có nhiều giải pháp phát triển ngành giáo dục được đưa ra mổ xẻ nhưng chưa thực sự làm được nhiều.
 

PV: Việc kiềm chế lạm phát phải đi đôi với hy sinh tăng trưởng, ông đánh giá thế nào về sự lựa chọn của Việt Nam trong năm qua?

Ông Bùi Kiến Thành: Kiềm chế lạm phát là việc tất nhiên phải làm. Nhưng vấn đề ở đây là việc chẩn đoán và kê đơn. Tôi e chúng ta chẩn đoán chưa chuẩn và kê đơn hơi quá liều. Vừa rồi, chúng ta chẩn đoán lạm phát là do cầu kéo nên giảm cầu bằng cách rút tiền ra khỏi lưu thông và siết chặt tín dụng. Nhưng có đúng vậy không?
 

Theo tôi, vừa rồi lạm phát của Việt Nam chỉ một phần là do cầu kéo, Nhà nước đã giảm chi tiêu công, giảm đầu tư dàn trải là đủ rồi, còn thật sự lạm phát phần nhiều do chi phí đẩy, do đầu vào, nguyên liệu sản xuất tăng. ở Việt Nam có một loại chi phí là chi phí quan hệ, rất nguy hiểm. Nhà nước đã có nhiều biện pháp khống chế loại chi phí này và đã phần nào đạt được kết quả. Nếu chúng ta không giải quyết sớm, nó sẽ trở thành một khoản chi phí cố định, tự ta bó tay buộc chân trong cạnh tranh với nước ngoài.
 

Vì thế, giải pháp thắt chặt tín dụng năm qua đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nguồn sinh lực của nền kinh tế, là các DN nhỏ và vừa. Theo báo cáo, có đến 60-70% DN đang lịm dần. Đó là điều chúng ta cần phải suy nghĩ để rút kinh nghiệm.
 

PV: Nhưng rõ ràng, lạm phát đã giảm đáng kể?

Ông Bùi Kiến Thành: Đúng, nhưng chúng ta phải phân tích kỹ xem nó giảm do đâu. Giá dầu thô giảm khủng khiếp, rồi giá lương thực thực phẩm cũng giảm đáng kể mà phần này chiếm bao nhiêu % CPI?

Các nhà phân tích chiến lược của Việt Nam cần ngồi lại phân tích kỹ xem lạm phát giảm phần nào do giá đầu vào giảm, phần nào do chi phí công, đầu tư dàn trải giảm, phần nào do cầu kéo. Tôi không thấy vấn đề cầu ảnh hưởng tới lạm phát, vì rõ ràng bây giờ cầu đâu có giảm nhiều mà lạm phát giảm mạnh như vậy.
 

PV: Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cần phải kích cầu để chống suy giảm kinh tế. Ý kiến của ông như thế nào?

Ông Bùi Kiến Thành: Theo tôi, đó cũng là một biện pháp. Nhưng phải thấy rằng, suy giảm hiện nay là do các DN đang chết, DN nhỏ và vừa chiếm tới 50% GDP nhưng đang bị kiệt sức. Vấn đề quan trọng là phải hồi sinh cho thành phần này.
 

PV: Theo ông, phải làm gì để hỗ trợ cho DN ngoài quốc doanh?

Ông Bùi Kiến Thành: Phải xem DN ngoài quốc doanh là ai, làm ra những sản phẩm gì, cung cấp cho thị trường nào. Nếu là sản phẩm xuất khẩu, hay sản phẩm thay thế xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa thì phải bơm tiền cho nó sống. Nếu là hàng độc hại thì cứ để cho nó chết.
 

PV: Năm 2009, phải làm gì để vượt qua khó khăn, thưa ông?

Trước hết, các vị quản lý Nhà nước cần ngồi lại với phòng thương mại và các DN để xem tác động của khủng hoảng tài chính đến Việt Nam như thế nào. Có thể gọi đó là ban dự báo TƯ về vấn đề kinh tế, như ban dự báo bão. Nếu không làm như vậy sẽ như người đi trong đêm, không biết phía trước là gì. Sau đó, đưa ra dự báo phát triển ngành nào, thị trường xuất khẩu ra sao?

Theo tôi, quan trọng nhất trong năm tới là phát triển thị trường nội địa. Một đất nước có tới hơn 80 triệu dân mà lại chỉ chú trọng xuất khẩu (chiếm tới 60% GDP). Thế giới mang đủ thứ hàng đến Việt Nam bán nhưng ta lại không chú ý, để họ “oanh tạc” thị trường của ta.
 

Thị trường nội địa của Việt Nam có đặc thù là tới 70% là nông thôn, nên cần phải nghiên cứu xem thị trường này cần gì. Muốn nông dân tiêu thụ thì phải có tiền nên phải nghiên cứu vấn đề tín dụng cho nông dân như thế nào?

Tóm lại, năm 2009, Việt Nam cần giải quyết 3 vấn đề: phát triển thị trường nội địa; ổn định thị trường xuất khẩu; có chính sách tài chính, tài khóa hợp lý để cung cấp đầy đủ vốn cho nền kinh tế hoạt động mà vẫn kiềm chế được lạm phát. Nếu làm được thế, Việt Nam vẫn sẽ phát triển với mức 6-7% trong năm 2009.
 

Xin cảm ơn ông!./.

(Theo báo điện tử điện tử Đài tiếng nói Việt Nam)

  • Khoảng 150.000 lao động mất việc làm trong năm 2009
  • Thị trường ôtô 2009: Lo trả “nợ cũ”!
  • Chủ trương kích cầu đầu tư năm 2009 là xuất khẩu sản phẩm có kim ngạch cao, nhiều tiềm năng
  • Xu hướng xuất khẩu hàng hoá năm 2009
  • 2009: Nhiều khó khăn với hàng xuất khẩu chủ lực
  • Bất động sản TPHCM năm 2009: Khó có chuyển biến mạnh
  • 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thông tin và Truyền thông năm 2009
  • Giá cả tụt dốc: Xu thế chủ đạo năm 2009
  • Năm 2009, Dồn sức nâng đỡ doanh nghiệp
  • Ngành Dầu khí 2009: Đối diện thử thách lớn hơn 2008
  • Năm 2009, phấn đấu xuất khẩu 72 tỷ USD
  • Năm 2009, chất lượng tăng trưởng phải vượt trội
  • Điểm nhấn 2009 chính là thị trường nội địa
  • Phát triển kinh tế năm 2009: Chín thách thức và hai đột phá phải có
  • Cùng dự báo chứng khoán Việt Nam 2009