Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chủ phủi tay, thợ trắng tay

Theo quy định hiện hành, những lao động bị bệnh nghề nghiệp sẽ được doanh nghiệp ứng trước tiền chữa và bảo hiểm xã hội sẽ trả lại khoản tiền này cho doanh nghiệp. Nhưng cũng chính vì thế, cộng thêm việc thực thi pháp luật kém, nhiều lao động mắc bệnh đã phải buộc thôi việc và không được hưởng bất cứ chế độ nào.

Nguyễn Thị Thuỷ cùng chồng đang làm công nhân cho một doanh nghiệp chuyên sản xuất bình ắc quy và pin tại thị trấn Văn Điển (Hà Nội) với mức lương gần 2 triệu đồng/tháng. Nhưng đã mấy tháng nay, Thuỷ phải nghỉ việc để điều trị bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Khoản tiền dành dụm từ mức lương công nhân của Thuỷ cũng chỉ có thể chi trả được tới lần điều trị thứ hai. Không có tiền điều trị tiếp, Thuỷ phải về quê tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với căn bệnh máu bị nhiễm độc chì.

Khi bị bệnh nghề nghiệp, phần lớn người lao động bị sa thải và không được hưởng trợ cấp

Cho nghỉ việc

Trao đổi với phóng viên, Thuỷ kể, trong quá trình điều trị bệnh, cô không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào từ phía chủ doanh nghiệp nơi cô làm việc. Nghỉ chữa bệnh được nửa tháng thì công ty thông báo cho cô nghỉ việc. Do không có hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản nên cô bắt buộc phải ra khỏi công ty không tiền bồi thường, hỗ trợ điều trị bệnh. Trong khi đó, dù đã có thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện nhưng bệnh viện không thể làm thủ tục bảo hiểm y tế cho cô vì theo quy định, bệnh nghề nghiệp không thuộc danh mục chi trả bảo hiểm y tế.

Tại hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương hiện nay đều có thể khám, phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp. Nhiều bệnh viện tổ chức khám, phát hiện, điều trị và giám định bệnh nghề nghiệp cho các công ty tại các cơ sở công nghiệp theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp và những chi phí này do doanh nghiệp chi trả. Với những lao động đến khám đơn lẻ như Thuỷ được phát hiện khi bệnh đã nặng, bệnh viện không có cách nào khác, bắt buộc lao động phải chi trả toàn bộ chi phí, không được hưởng bảo hiểm y tế.

Trong thực tế, những lao động bị bệnh nghề nghiệp như Thuỷ đang rơi vào tình thế phải đối mặt với mất việc làm và không tiền chữa bệnh. Doanh nghiệp nơi cô làm việc có tới gần 100 công nhân nhưng ai cũng như cô, làm việc theo hợp đồng miệng và không được đóng bảo hiểm xã hội. Khi lao động phải điều trị bệnh, doanh nghiệp ngay lập tức sa thải họ không có đền bù.

Thủ tục phức tạp

Theo quy định hiện hành, lao động bị bệnh nghề nghiệp (thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do bộ Y tế ban hành) sẽ được hưởng trợ cấp do quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp sau thời gian điều trị ổn định thương tật, bệnh tật được giám định mức suy giảm khả năng lao động để làm căn cứ xác định mức trợ cấp được hưởng. Tuy nhiên, người lao động chỉ được hưởng những ưu đãi này nếu được chủ doanh nghiệp kê khai đóng bảo hiểm xã hội cho họ.

Nhưng số lao động có nguy cơ bị mắc bệnh nghề nghiệp cao lại là những người chủ yếu làm trong các doanh nghiệp nhỏ, điều kiện lao động tồi tàn, môi trường độc hại. Đi kèm với thực tế này luôn là chuyện trốn không ký hợp đồng lao động và trốn đóng bảo hiểm. Ông Phạm Gia Lượng, phó cục trưởng cục An toàn lao động trong một cuộc họp về an toàn vệ sinh lao động thừa nhận, chỉ có 6% số lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện và điều trị. Đây là số liệu được các doanh nghiệp báo cáo.

Bên cạnh đó, quy trình để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp hiện tại như sau: người lao động vào viện điều trị, các chi phí do chủ sử dụng ứng trước để chi trả. Sau khi điều trị người lao động nộp giấy ra viện hoặc giấy khám bệnh nghề cho người sử dụng lao động để lập hồ sơ giới thiệu người lao động ra hội đồng giám định y khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động. Sau đó chủ sử dụng lao động lập hồ sơ và làm văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp gửi tổ chức bảo hiểm xã hội giải quyết để trả lại tiền tạm ứng cho doanh nghiệp. Ông Bùi Đình Khương, phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, do bắt doanh nghiệp phải tạm ứng trước tiền điều trị nên ngay cả khi có đóng bảo hiểm xã hội cho lao động, nhiều doanh nghiệp cũng vẫn bỏ qua việc khai báo bệnh nghề nghiệp để người lao động được hưởng chế độ.

Bởi vậy, mỗi khi bộ Y tế công bố sẽ nghiên cứu để bổ sung thêm bệnh nghề nghiệp vào danh mục, chưa hẳn người lao động đã mừng. Bởi ưu đãi thì có nhưng họ không được hưởng do việc thực thi chính sách pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp quá kém. Nếu bệnh đó không trong danh mục bệnh nghề nghiệp, lao động sẽ đỡ hơn do được bảo hiểm y tế chi trả.

 

(Theo Bài và ảnh: Tây Giang/sgtt)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm đâu sai đó?
  • Người lao động thiệt đủ bề
  • Ký kết hợp tác hỗ trợ bạn trẻ hội nhập, nghiên cứu
  • Số lao động mất việc giảm dần
  • Đưa lao động sang Đài Loan cần rà soát kỹ hợp đồng
  • Đi 'mò' lao động kỹ thuật
  • Đặt bẫy người nghèo
  • Xuất khẩu lao động thời vụ không là “chiếc bánh ngọt”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu