Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra

Các doanh nghiệp tư nhân là khu vực tạo ra nhiều việc làm và với việc tăng nhanh về số lượng, cũng là khu vực có tốc độ tạo ra việc làm lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác.

Đó là đánh giá của tổ công tác thi hành luật Doanh nghiệp và đầu tư về chất lượng của khu vực tư nhân Việt Nam qua mười năm thực hiện luật Doanh nghiệp.

Tốc độ tạo việc làm lớn nhất

Năm 2000, hơn 31 ngàn doanh nghiệp tư nhân tạo ra được hơn 850 ngàn việc làm, chiếm 24,28% tổng số việc làm tạo ra trong khu vực doanh nghiệp chính thức và chỉ bằng 65% số lượng việc làm mà riêng các doanh nghiệp nhà nước trung ương tạo ra.

Sau chín năm thực hiện luật Doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2008 thì các doanh nghiệp tư nhân chính thức đã tạo ra được 4,3 triệu việc làm, chiếm hơn 54% tổng số việc làm của các doanh nghiệp chính thức tạo ra và gấp gần bốn lần tổng số việc làm mà các doanh nghiệp nhà nước trung ương tạo ra.

Như vậy, số lượng lao động mà doanh nghiệp dân doanh tạo ra trong giai đoạn này cũng đã tăng đáng kể – hơn 505%.

Mức thu nhập cho người lao động cũng được cải thiện đáng kể. Tính trung bình, mức thu nhập bình quân hàng năm của người lao động trong năm 2000 chỉ là 8,2 triệu đồng (gấp khoảng 1,4 lần GDP bình quân đầu người của năm 2000, tính theo giá năm 2000). Con số này đã tăng lên 32 triệu đồng/người/năm, gần gấp đôi mức thu nhập bình quân đầu người vào năm 2008.

Số lượng lao động được các doanh nghiệp tư nhân tạo ra tăng gấp năm lần trong khi khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tăng được 4,5 lần và khu vực doanh nghiệp nhà nước lại giảm bớt tới 24,6% số lao động. Nếu tính về số lượng tuyệt đối, con số này còn đặc biệt ấn tượng hơn với khoảng 3,5 triệu việc làm mới được các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân tạo ra, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tạo ra được 1,4 triệu việc làm và các doanh nghiệp nhà nước lại giảm biên chế tới 500 ngàn lao động trong giai đoạn này. Điều này đã dẫn đến sự thay đổi về tỷ trọng lao động làm việc giữa các thành phần kinh tế.

Doanh thu tăng 15 lần

Mức tăng doanh thu thuần của doanh nghiệp tư nhân là 15 lần so với 3,6 lần của các doanh nghiệp nhà nước và 5,8 lần của các doanh nghiệp FDI. Đồng thời các doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận lên gấp 26 lần trong vòng tám năm so với mức tăng là 5,8 lần tại các doanh nghiệp nhà nước và 4,8 lần tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân tăng đáng kể. Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân đã 17 lần tăng từ khoảng 38,7 ngàn tỉ vào năm 2000 lên tới 657 ngàn tỉ vào năm 2008. Tính trung bình, vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp dân doanh hiện nay đạt 5,2 tỉ đồng so với 1,2 tỉ đồng vào năm 2000.

Vốn chủ sở hữu là cơ sở cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng chỉ số các hoạt động khác của doanh nghiệp. Đánh giá một cách toàn diện, việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân đã đi kèm với mức tăng rất ấn tượng về mức tăng doanh thu thuần (tăng gần 16 lần), lợi nhuận (tăng 27 lần), tổng tài sản (tăng 24 lần) trong giai đoạn 2000 – 2008.

Đặc biệt, tốc độ tăng của tổng tài sản, lợi nhuận đã tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, thể hiện việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư và các cổ đông trong các doanh nghiệp tư nhân.

Về khả năng tạo lợi nhuận, tính trung bình một doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể tạo ra được khoảng 54 triệu đồng lợi nhuận vào năm 2000 thì con số này đã tăng lên gấp năm lần là 258 triệu vào năm 2008. Ở góc độ một số chỉ số khác, một doanh nghiệp dân doanh hiện nay cũng có mức tài sản trung bình là 14 tỉ và mức doanh thu thuần trung bình là 17 tỉ, tăng hơn rất nhiều so với những năm đầu thập kỷ.

Nếu như vào năm 2000, với một 100 đồng vốn chủ sở hữu, một doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể tạo ra 271 đồng tài sản và 4,4 đồng lợi nhuận thì đến năm 2008, với một 100 đồng vốn chủ sở hữu, một doanh nghiệp trong khu vực tư nhân đã có thể tạo ra được tới 398 đồng tài sản và 7 đồng lợi nhuận. Một sự cải thiện hết sức đáng khích lệ.

Quá thiếu doanh nghiệp lớn

Với khoảng hơn 150 doanh nghiệp tư nhân được xếp hạng là lớn trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất của Vietnam Report và VietNamNet và 17 doanh nghiệp tư nhân xếp hạng trong 200 doanh nghiệp lớn nhất do UNDP công bố và khi so sánh với thực tế là có tới hơn 80% số doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam có quy mô nhỏ (80% có quy mô vốn kinh doanh dưới 5 tỉ đồng và 87% sử dụng dưới 50 lao động), rõ ràng là khu vực tư nhân Việt Nam đang gặp một vấn đề về sự thiếu vắng những doanh nghiệp cỡ vừa (the missing middle) để có thể sớm trở thành những doanh nghiệp lớn.

Thiếu vắng doanh nghiệp lớn cũng đồng nghĩa với việc trong thời gian trung hạn sẽ khó có thể có một vài doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có thể vươn xa hơn tới các quốc gia khác nhằm xây dựng một thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam ở quy mô đa quốc gia.

( Theo T.H // SGTT Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Sôi động thị trường lao động Tp.HCM
  • Trả lương qua tài khoản: Tạo thành một thói quen với nhiều tiện ích mới
  • Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động trả giấy phép
  • Chất lượng lao động Việt Nam nhìn từ PCI
  • Tuyển dụng lao động: Chứa đựng nhiều nghịch lý
  • Việc làm cho người khuyết tật: Cần nhiều phương án
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu