Đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ) đã phê duyệt hợp đồng cho phép 7 doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia “Đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng”.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết từ đầu năm 2009 đến nay, cả nước đã đưa được 65.787 người đi xuất khẩu lao động, đạt 73,1% kế hoạch. Xét trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kết quả này thể hiện sự nỗ lực của đội ngũ làm công tác xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, đằng sau các con số là những vấn đề cần mổ xẻ một cách nghiêm túc, để đánh giá triển vọng một cách chính xác.
Diễn biến thị trường không như dự kiến
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động cho rằng, diễn biến trên thị trường lao động ngoài nước thời gian qua là khá phức tạp và không sát dự kiến. Ví dụ, khoảng 2 năm trở về trước, Malaysia là thị trường dẫn đầu về số lượng, tiếp nhận khoảng 35.000 - 40.000 lao động/năm.
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cũng xác định từ năm 2009 trở về sau, thị trường Trung Đông đóng vai trò trọng điểm, với mục tiêu mỗi năm đưa được khoảng 25.000 người. Ngoài ra, thị trường Đông Âu (gồm Nga, Czech, Slovakia, Bulgaria, Romania,...) cũng từng được đặc biệt quan tâm với kỳ vọng mỗi năm giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn người.
Tuy vậy, số liệu tổng kết từ Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cho thấy, năm 2009, Đài Loan là thị trường tiếp nhận nhiều nhất, với 19.577 người lao động, Hàn Quốc 7.175 người, Nhật Bản 4.959 người. Điều khá bất ngờ, Lào đột ngột “bứt phá” và vươn lên trở thành thị trường lao động xuất khẩu lớn thứ tư, với 4.580 người. Kế đến là Libya 4.550 người, UAE 3.933 người... Các thị trường được xác định là trọng điểm trước đây, hoặc cơ bản không còn tồn tại (như Đông Âu), tiếp nhận lao động nhỏ giọt (như Trung Đông), hoặc thiếu “nguồn” (như Malaysia).
Khai phá thị trường nào?
Một vấn đề được đặt ra hiện nay là, liệu có thêm thị trường mới nào được mở ra? Và những thị trường hiện có sẽ được phát triển ra sao?
Thị trường Đài Loan đã tiếp nhận rất nhiều lao động Việt Nam, nhưng giới quan sát cho rằng, rất có thể tình hình sẽ khác. Thực tế, các doanh nghiệp ở vùng lãnh thổ này luôn cần nhiều lao động nước ngoài, song chính quyền sở tại lại không muốn... “mở cửa tự do” như trước đây, khi tình trạng thất nghiệp nội địa tăng cao.
Theo lãnh đạo một công ty môi giới lao động khá tiếng tăm cho biết, thì hiện tại nhiều chủ sử dụng đang chuyển hướng tuyển chọn lao động Thái Lan, Indonesia và Philippines, để thay thế lao động Việt Nam bởi tình trạng vi phạm ngày càng phổ biến. Đó là chưa kể, chính bản thân nhiều lao động Việt Nam cũng muốn quay lưng với thị trường này do chi phí quá cao. Hàn Quốc sau thời gian sôi động, hiện đang tạm đóng cửa vì “bội thực” lao động nước ngoài.
Thông tin từ Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) cho biết, hiện vẫn còn khoảng 7.000 hồ sơ của người lao động tồn đọng, nên khả năng tuyển thêm người mới trong năm 2010 là khá hạn chế. Hay như thị trường Nhật Bản ổn định nhưng chưa có khả năng tạo đột biến mới; thị trường UAE đang chao đảo do khủng hoảng nợ của Dubai World; còn chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài tại Malaysia thì chưa rõ ràng. Lúc này, mọi hy vọng dồn vào các thị trường Libya, ả Rập Saudi, Lào,... Nhưng liệu đây có phải là những “miền đất hứa”?
Những thông tin về thị trường lao động tại Libya là khá lạc quan, thu nhập trung bình khoảng 780-900 USD/tháng, tuy con số đưa đi mới chỉ dừng lại ở mức trên 4.500 người. Thị trường ả Rập Xêút với mức lương 250 USD/tháng cho lao động có nghề, 160 USD/tháng cho lao động phổ thông, dù có khả năng nhận khoảng 10.000 người/năm, thì liệu sẽ hấp dẫn được bao nhiêu người? Thị trường Lào nổi lên trong bối cảnh các thị trường khác gặp khó khăn, cần hàng chục ngàn lao động làm việc cho các dự án đầu tư của Việt Nam. Tuy nhiên, có thể xem Lào là thị trường lý tưởng để người lao động kiếm thu nhập cao và tiếp cận với công nghệ tiên tiến hay không?
Mặc dù thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã xúc tiến một số hoạt động nhằm “dọn đường” cho lao động sang Phần Lan, Hồng Kông và một vài quốc gia khác, nhưng giới chuyên môn dự báo, trong năm 2010 sẽ chưa có những thị trường mới đủ sức để xoay chuyển cục diện. Thậm chí, việc duy trì và phát triển các thị trường hiện có cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Nhiều người vẫn tin tưởng vào các dự báo lạc quan về sự hồi phục sắp tới của nền kinh tế toàn cầu, song phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động lại không quá lạc quan về tương lai, khi thực tế là người lao động nghèo không có nhiều lựa chọn, còn cánh cửa vào các thị trường thu nhập cao dường như vẫn đang đóng kín...
Ngày 27/5, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định như vậy với PV Tiền Phong, sau khi đọc bài phỏng vấn Đại sứ Angola và được biết ngài Đại sứ ủng hộ việc hai nước ký hiệp định hợp tác về lao động.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỷ lệ thất nghiệp trẻ trên thế giới gần bằng mức đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế và được dự báo sẽ không giảm trước năm 2018. Tại Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đã tăng khá cao, gấp ba lần ở người trưởng thành.
Gửi cả chục bộ hồ sơ với đề xuất lương chỉ bằng 70% nơi làm việc cũ nhưng 3 tháng nay, chị Linh, quận Tân Bình không nhận được hồi âm nào cho vị trí kế toán trưởng.
Mặc dù đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo về những rủi ro khi đi lao động tại Angola, nhưng nhiều lao động Việt Nam vẫn tìm mọi cách sang đất nước thuộc châu Phi này để làm việc.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 400.000 DN và khoảng 400 cơ sở đào tạo nghề nằm trong các DN. Tuy nhiên DN Việt Nam hiện vẫn chưa chủ động phối hợp với cơ sở đào tạo trong việc đào tạo và đánh giá kỹ năng nghề.
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cho biết, trong năm 2009 các cuộc đình công đã giảm rõ rệt về quy mô cũng như số lượng, chỉ bằng 30% so với năm 2008.
Việt Nam bắt đầu đưa tu nghiệp sinh (TNS) sang Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật từ năm 1992. Ðến nay, đã có hơn 40.000 TNS được đưa sang tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản. Hiện nay, số TNS đang tu nghiệp tại Nhật Bản là gần 10.000 người, số thực tập sinh là 6.740 người. TNS Việt Nam tại Nhật Bản tu nghiệp, làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực dệt, may, điện tử, cơ khí, chế biến, xây dựng, thủy sản.
Thợ mỏ Nguyễn Văn Nhượng, 50 tuổi, công tác tại Mỏ than Mông Dương (Quảng Ninh) đã gần 30 năm. Hơn mười năm nay, anh mắc bệnh lãng tai , một chứng bệnh khá phổ biến ở thợ mỏ, bệnh đã được xác định là một trong những bệnh nghề nghiệp.
Vừa qua, báo DĐDN đã có bài viết “Thuê nhân sự cao cấp người nước ngoài – Nhu cầu tự thân”. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều đồng tình từ phía DN, doanh nhân trên cả nước. Báo DĐDN tiếp tục giới thiệu bài viết của doanh nhân Cao Tiến Vị - Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ TP HCM.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Ngày 5-3, tại Hà Nội, đoàn công tác của Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc tế Nhật Bản (Jitco) phối hợp với Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) công bố các điểm mới trong nội dung sửa đổi của luật Quản lý Xuất nhập cảnh và Công nhận tỵ nạn với các doanh nghiệp đang phái cử tu nghiệp sinh/thực tập sinh kỹ năng sang Nhật.
Hai doanh nghiệp tại khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM) mới đây đã đề nghị được phép nhập khẩu lao động phổ thông từ Philippines và Lào. Chuyện này như “giọt nước tràn ly” khi doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lần mà không có lao động.
Theo báo cáo Xu hướng việc làm Việt Nam lần đầu tiên được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nghiên cứu và công bố: Hơn 77% lực lượng lao động nước ta thuộc nhóm có nguy cơ thiếu việc làm bền vững và dễ rơi vào nghèo đói.
Cơ cấu thị trường lao động Việt Nam đang thay đổi, nhiều vị thế công việc đã được cải thiện, tuy nhiên phần lớn công việc vẫn có chất lượng thấp, vẫn tồn tại nguy cơ thiếu việc làm bền vững.
Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận thêm 12.500 lao động Việt Nam theo chương trình Luật cấp phép lao động nước ngoài (EPS). Đây là khẳng định của Trưởng Đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam Lee Myong Hee.
- Đúng như nhận định của các chuyên gia lao động, khi khủng hoảng tài chính xảy ra, nhiều doanh nghiệp (DN) đã sa thải hàng loạt lao động. Và hậu quả là từ nửa cuối năm 2009 đến nay, các DN lại lâm vào tình trạng thiếu hụt nhân lực cả về lượng và chất. Bước sang năm 2010, nhiều DN đã phải thuê lao động nước ngoài. Song để phát huy hiệu quả lao động nước ngoài cũng như tìm cách cải thiện chất lượng lao động bản địa ở từng DN không phải dễ.
Các doanh nghiệp tư nhân là khu vực tạo ra nhiều việc làm và với việc tăng nhanh về số lượng, cũng là khu vực có tốc độ tạo ra việc làm lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác.
Một bản thoả thuận vừa được ký giữa bang Saskatchewan của Canada với đại sứ nước ta tại đây với mục tiêu sẽ hợp tác để đưa lao động Việt Nam sang làm việc.
Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, trong năm 2009, các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh được hơn 1 triệu người, tăng 11,2% so với năm 2008. Năm 2010, dự kiến sẽ tuyển sinh, tổ chức đào tạo nghề mới cho 1.748.000 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 30%.
Thị trường lao dộng Việt Nam là thị trường dư thừa lao động và phát triển không đồng đều, đặc biệt quan hệ cung - cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.
Vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ) đã phê duyệt hợp đồng cho phép 7 doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia “Đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng”.
Vấn đề nhân sự từ lâu đã là một chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của được nhiều bộ, ngành, các cơ quan quản lý. Tại Ngày nhân sự Việt Nam – Ngày hội tôn vinh nghề nghiệp của những người làm công tác nhân sự ở Việt Nam vừa diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Mỹ đình cũng đã đặt ra nhiều vấn đề phải bàn.