Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu tạo ra sự chuyến biến về chất đối với công tác dạy nghề. - tinkinhte.com
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu tạo ra sự chuyến biến về chất đối với công tác dạy nghề. Ảnh: Thanh Hải
Đây là chỉ tiêu được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành năm 2010, tổ chức tại Hà Nội ngày 18/1.
 
Trong đó, Bộ LĐ-TB&XH đặt kế hoạch tạo ra 1,515 triệu việc làm trong nước và đưa 85.000 người đi làm việc ở nước ngoài; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở thành thị dưới 4,7%; cơ cấu lao động nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 50%, công nghiệp và xây dựng 21%, dịch vụ 29%.

Theo Bộ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân, năm 2010 các giải pháp bình ổn kinh tế của Chính phủ sẽ tiếp tục có tác động tích cực, nhưng những vấn đề hậu khủng hoảng như: bảo hộ mậu dịch, biến động giá cả, lạm phát, khan hiếm nguyên, nhiên liệu, sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp…sẽ vẫn gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

Do vậy, để hoàn thành chỉ tiêu tạo 1,6 triệu việc làm mới trong năm nay vì thế cũng sẽ gặp không ít trở ngại.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, chất lượng lao động thấp là một thực tế còn tồn tại. Do vậy, trong năm 2010 và giai đoạn tới Bộ LĐ-TB&XH cần tập trung nguồn lực tạo ra sự chuyến biến về chất đối với công tác dạy nghề.

Trong đó tập trung vào việc dạy nghề cho lao động tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và Đề án Dạy nghề cho 1 triệu lao động nông thôn.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường nghề trong cả nước đảm bảo đủ máy móc thực hành, phấn đấu xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn cũng như hệ thống giáo trình phù hợp với thực tiễn.

“Hiện cả nước còn tới 43 triệu lao động trong nông nghiệp. Phải làm sao để đa số này cũng được đào tạo cách làm nông nghiệp hiện đại theo hướng sản xuất hàng hóa, bỏ dần nông nghiệp tự cung tự cấp”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cần tăng cường việc điều tra, khảo sát cung – cầu lao động căn cứ trên yêu cầu của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế để tạo ra một thị trường lao động phát triển, tạo sự gắn kết giữa đào tạo và giải quyết việc làm.

(Theo Phan Long // Báo đầu tư)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Lúng túng bảo hiểm thất nghiệp tại Tp.HCM
  • Xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc giảm 60%
  • Bảo hiểm thất nghiệp: Chưa chi đã vướng
  • 66% dân số Việt Nam trong độ tuổi 15-59
  • Hà Nội: Công bố 7 điểm đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp
  • Người lao động được thưởng Tết 2010 trung bình 1 tháng lương
  • Quỹ trợ vốn CNVC-LĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình: Chỗ dựa mới để thoát nghèo
  • Tiền công lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Chưa thỏa đáng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu