Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến thương mại cà phê

Trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu từ cà phê đã phục hồi lại sau đợt sụt giảm mạnh từ năm 2000 đến 2004. Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong niên vụ 2007/08 ước đạt 15 tỷ USD. Trong khi hầu hết các nước sản xuất cà phê đã mở rộng nền kinh tế của họ và giảm sự phụ thuộc vào ngành hàng cà phê như một ngành hàng chính thu ngoại tệ trong suốt những thập kỷ qua thì rất nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn của biến động giá cả. Dễ nhận thấy ở một số nước, cà phê vẫn chiếm một thị phần rất lớn trong nguồn thu từ xuất khẩu: Burundi (52%), Ethiopia (31%), Honduras (23%), Uganda (17%), Nicaragua (17%) và Guatemala (12%). Thậm chí các nước sản xuất ít phụ thuộc vào cà phê hơn cũng phải chịu ảnh hưởng do các mặt hàng thiết yếu như nông sản và khoáng sản mà họ xuất khẩu đều bị giảm giá.

Ngoài sự giảm kim ngạch xuất khẩu do việc giảm giá của các mặt hàng thiết yếu, thì dòng tiền đi vào và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh. Cùng lúc đó, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng khủng hoảng sẽ tự động chuyển thành sự suy giảm của các quỹ hỗ trợ và quỹ cho vay của các nước phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nước đang phát triển nhưng ảnh hưởng này sẽ hết sức đa dạng, nó sẽ phụ thuộc vào khả năng của chính phủ trong việc làm cho các chính sách kinh tế của họ thích ứng với môi trường mới.  
Hầu hết các nền kinh tế phát triển đều không chịu gánh nặng của các vấn đề cơ cấu sâu xa, như số nợ vượt quá cao có thể gây cản trở sự phát triển trong một vài năm tới. Mặc dù năm 2009 sẽ là một năm khó khăn cho các nước đang phát triển nhưng những nước này với khoản tiết kiệm tương đối cao và nợ không nhiều sẽ có thể hồi phục nhanh chóng. Theo nhiều đánh giá về tài chính và đối ngoại thì nền kinh tế của các nước đang phát triển lại đang ở trong tình trạng tốt hơn các nước phát triển.
Trong giao dịch cà phê quốc tế, nhiều trở ngại sẽ xuất hiện do môi trường kinh tế thay đổi, các doanh nghiệp sẽ trở nên cẩn trọng và thắt chặt tín dụng hơn. Tuy nhiên các chính phủ đang đưa ra các gói cứu trợ để đưa tình hình bình ổn trở lại, bước đầu kế hoạch này đảm bảo thành công và có thế mất một khoảng thời gian trước khi chúng ta lấy lại được mức thanh khoản trước đây.
Tóm lại, những phân tích nói trên về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ tháng 9 năm 2008 chỉ là những nhận định ban đầu và cần phải được nghiên cứu thêm và cẩn trọng hơn nữa. Toàn cảnh nền kinh tế thế giới vẫn khó đoán biết và sẽ còn nhiều bất ổn. Tuy nhiên, những luận cứ gần đây cho thấy tình hình hiện nay chưa có ảnh hưởng nào đáng kể lên lượng tiêu thụ cà phê thế giới. Về sản xuất, ảnh hưởng với các nước có sự khác nhau đáng kể. Trong năm 2009, ngành cà phê thế giới sẽ có xu hướng ổn định về nhu cầu và tương đối khan hiếm về nguồn cung.  Nhưng cho dù thế nào thì điều cần thiết nhất là giá cà phê đạt được đến mức tương thích mới các nguồn đầu tư bỏ ra cho sản xuất trong tương lai.

(Theo Vinanet)

Bài thuộc chuyên đề: Khủng hoảng kinh tế - Việc làm - Thất nghiệp

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Xuất khẩu cà phê thế giới tháng 1/2009 ước đạt 7,79 triệu bao
  • Giá cà phê thế giới tăng mạnh do dự báo nguồn cung giảm
  • Tổng quan thị trường chè năm 2008 và triển vọng năm 2009
  • Xuất khẩu chè của Ấn Độ tăng
  • Ấn Độ: Sản lượng cà phê Arabica có thể giảm 11%
  • Vinacafe đề nghị không nên ồ ạt bán cà phê khi giá rẻ
  • Xuất khẩu cà phê: làm gì để đạt hiệu quả cao nhất ?
  • Chủng loại chè xuất khẩu chủ yếu trong năm 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container