Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD

Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa.Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.

Ông Lê Quốc Ân cho biết, năm 2009, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên điều đáng mừng là hiệu quả kinh doanh các DN vẫn đạt khá tốt. Trong 9 tháng qua, về cơ bản  sản xuất tương đối ổn  định, công nhân đủ việc làm, tiêu thụ nội địa tăng trưởng  trên 18%. Kim ngạch xuất khẩu tuy có giảm nhẹ 1% so với năm trước nhưng với kim ngạch  6,7 tỷ USD trong 9 tháng và dự kiến 9,2 tỷ USD năm nay, dệt may đã trở thành ngành kinh tế xuất khẩu lớn nhất nước.

- Thưa ông, thời gian qua mặc dù XK của dệt may VN ở hầu hết các thị trường trọng điểm đều giảm, tuy nhiên, ngành dệt may VN vẫn được đánh giá là thành công nhờ thực hiện phương châm “năng nhặt, chặt bị” và tìm kiếm thị trường mới ?

Đúng thế, ở hầu hết các thị trường đều gặp khó khăn, ngay ở thị trường Hoa Kỳ - thị trường chiếm trên 55% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may. Trong 9 tháng đầu năm 2009, thị trường này giảm 12,71% và hàng nhập từ  hầu hết các nước xuất khẩu lớn đều giảm. Tuy nhiên, hàng dệt may VN xuất vào thị trường này vẫn tăng  18 % về lượng và giảm 4,5 % về kim ngạch. Hay như thị trường Châu Âu đã giữ được kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 đạt xấp xỉ 1,25 tỷ USD, chỉ giảm 3,5%. Tại thị trường Nhật, thị trường lớn thứ ba của ngành dệt may VN, thông qua Hiệp định hợp tác kinh tế Việt-Nhật EPA, các DN đã tăng cường hoạt động xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại với đối tác Nhật Bản. Nhờ đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này 9 tháng đầu năm 2009 tăng 15,3 %.. Bên cạnh các thị trường chính kể trên, các DN cũng tìm kiếm những thị trường mới. Trong 9 tháng đầu năm nay hàng dệt may VN XK vào Hàn Quốc tăng 50%, vào Ảrập Xeut tăng 23%, vào Thụy Sĩ tăng 12,7%, vào các nước Asean tăng 7,8%...

- Theo ông, đâu là những yếu tố quan trọng mà các DN VN thực hiện để có thể cạnh tranh XK, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn như hiện nay?

Theo tôi, những yếu tố quan trọng trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay và cả trong thời gian tới đó là phải xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, bảo vệ môi trường, an toàn cho người sử dụng, áp dụng IT và công nghệ mới... Những yếu tố này đã được hầu hết DN quan tâm. Có nhiều DN xem việc nghiên cứu sản xuất và tung ra thị trường  những sản phẩm có tính khác biệt cao như là một yếu tố để tăng hiệu quả kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh trong điều kiện hiện nay. Điều rất đáng mừng là bên cạnh sự khác biệt về kiểu dáng và thiết kế thời trang, nhiều DN đã đầu tư tạo sự khác biệt sâu hơn về công năng sản phẩm. Điển hình như vải chống cháy, quần áo và khẩu trang chống virus của Co Mo, sản phẩm chống nhăn của Việt Thắng, sợi và vải chống tĩnh điện, chống UV của Dệt  Thành Công...

- Chúng ta vẫn nói là thiếu nguyên liệu và phải NK, đặc biệt là bông. Vậy tại sao chúng ta không trồng bông để chủ động nguồn nguyên liệu?

Có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên hiện nay trên thị trường các nước trồng bông, Chính phủ những nước này có nhiều chính sách hỗ trợ. Chẳng hạn,  Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil... những nước này Chính phủ trợ cấp rất mạnh cho người trồng bông. Ví dụ Chính phủ Mỹ trợ cấp từ 30-40 cent/kg bông, mà giá một kg bông khoảng 1,1-1,2 USD, điều này có nghĩa họ đã trợ cấp khoảng 30-40%. Trong khi đó VN chúng ta không có trợ cấp nào thì việc gì chúng ta phải trồng, chúng ta sẽ hưởng trợ cấp đó khi chúng ta mua bông của Mỹ.

- Nhiều người tiêu dùng vẫn kêu ngành dệt may tập trung quá nhiều cho XK mà bỏ quên thị trường nội địa. Ông nghĩ sao về điều này?

Hiện nay chúng tôi đang tập trung rất mạnh cho thị trường nội địa. Dĩ nhiên để đáp ứng được nhu cầu thị trường người tiêu dùng trong nước chúng tôi sẽ phải cố gắng hơn nữa.

Hiện nay, số DN đầu tư và thành công tại thị trường nội địa gia tăng. TCty  Phong Phú có kim ngạch tiêu thụ nội địa trên 1.500 tỷ đồng. Hệ thống bán lẻ Vinatex Mart đạt kim ngạch gần 1.000 tỷ đồng, Dệt Việt Thắng 650 tỷ đồng, May Việt Tiến 460 tỷ đồng... là những đơn vị tiêu thụ nội địa có quy mô lớn nhất trong ngành. Nhiều thưong hiệu cao cấp như Sanciaro, Mantana, M10, N&M... đang xuất hiện cùng  với những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới như Louis Vuiton, Mango, Esprit, Burberry, Bosnia... đang có mặt tại thị trường Hà Nội và TP HCM...

- Với đà phát triển như hiện nay, xin ông cho biết thời gian tới ngành dệt may sẽ hướng tới mục tiêu XK nào? 

Có thể nói, cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay đang có dấu hiệu suy giảm. Kinh tế thế giới và đặc biệt là kinh tế nước ta đang hồi phục và tăng trưởng. DN ngành dệt may đã và đang chuẩn bị tích cực cho thời kỳ đầu tư phát triển. Hướng về mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỷ USD năm 2010 và 16-18 tỷ USD năm 2015 với sản phẩm có hàm lượng giá trị nội địa cao hơn, có tính  thời trang hơn và có giá trị gia tăng cao hơn.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

Bài thuộc chuyên đề: Dự báo kinh tế Việt Nam 2010

  • Giày dép Trung Quốc chờ phán quyết cuối cùng của EU
  • Doanh nghiệp dệt may phát triển thị trường trong nước
  • Doanh nghiệp cần biết: Một số xu hướng chính về thị trường dệt may toàn cầu 2009
  • Những quy tắc xuất xứ của ngành dệt may
  • Xuất khẩu giày dép: Khó hoàn thành mục tiêu
  • Thuế Chống bán phá giá khiến xuất khẩu giầy dép giảm
  • Dệt may trong nước tăng cơ hội xuất sang Nhật
  • Doanh nghiệp dệt may ngập trong... đơn hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container