Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát

beer- bia sài gònTăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.

Công ty tư vấn Business Monitor International mới đây cho rằng, ngành sản xuất bia, rượu và nước giải khát ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư trong thời gian tới. “Bia chiếm tỷ trọng 97,9% số lượng nước uống có cồn được tiêu thụ, dự đoán đến năm 2013 sản lượng tăng 50,7%”.

Sức hấp dẫn của các ngành này còn ở chỗ các tập đoàn bia, rượu lớn trên thế giới không ngừng “đổ tiền” vào Việt Nam thời gian qua. Tập đoàn Carlsberg ngoài đầu tư vào Công ty Bia Huế, liên doanh Bia Đông Nam Á còn chiếm 15% cổ phần trong Habeco. Tập đoàn San Miguel dù chiếm thị phần khiêm tốn trên thị trường Việt Nam cũng tăng công suất nhà máy của mình lên 100 triệu lít, rồi Tập đoàn SAB Miller cùng Vinamilk xây dựng nhà máy bia tại Bình Dương.

“Ông lớn” APBL (Tập đoàn bia châu Á-Thái Bình Dương) với các nhãn hiệu Heineken, Tiger, Bivina cũng có các nhà máy bia tại Việt Nam với công suất đã lên tới 650 triệu lít. Còn hai doanh nghiệp nội địa hàng đầu của ngành này là Sabeco và Habeco vẫn chiếm lĩnh thị trường với tỷ trọng đáng kể là 34% và 19%.

Tuy nhiên, Bộ Công thương cũng mới khuyến cáo, các doanh nghiệp không nên đầu tư nhiều vào ngành bia nhằm tránh lãng phí tiềm lực bởi ngành này đã rất cạnh tranh với sự xuất hiện của nhiều nhãn hiệu nội địa và quốc tế lớn. Đối với thị trường nước giải khát và nước đóng chai, hiện thị phần chính vẫn đang thuộc về hai Tập đoàn lớn là Pepsi và Coca Cola. Bởi vậy, “kẽ hở” được các doanh nghiệp nội địa tận dụng hiện nay là nước tăng lực và trà đóng chai.

Đánh trúng tâm lý “sức khỏe” và khơi lại hương vị trà truyền thống dưới hình thức nước giải khát, các công ty nội địa đã gặt hái được những thành công ban đầu cả về giá bán và sản lượng. Đại diện hệ thống siêu thị Maximart cho biết, doanh số bán các sản phẩm nước trà xanh đóng chai tăng trung bình 30-40%/năm trong 1, 2 năm trở lại đây.

Điều này khiến các doanh nghiệp nội địa mạnh dạn đầu tư tiếp vào lĩnh vực này. Tập đoàn Tân Hiệp Phát-doanh nghiệp đầu tiên sản xuất nước trà xanh “O độ” đóng chai từ năm 2006, mới đây đã hoàn tất đầu tư 20 triệu USD cho nhà máy sản xuất trà thảo dược nhãn hiệu “Doctor Thanh”. Công ty URC Vietnam cũng đầu tư 14,5 triệu USD để sản xuất sản phẩm trà xanh mang nhãn hiệu “C2”.

Bà Trần Uyên Phương, Giám đốc ngành hàng của Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho hay, tập trung tạo sự khác biệt về mặt hàng như nước tăng lực và trà xanh để tạo ra sự khác biệt với sản phẩm của Coca Cola hay Pepsi là điểm mấu chốt trong hoạt động kinh doanh của Tân Hiệp Phát.

Cũng với thực tế tiêu thụ nước giải khát ở Việt Nam đang tăng mạnh do tác động của tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa, đầu tư nước ngoài và lượng khách du lịch tăng, ngành sản xuất kinh doanh nước giải khát cũng được dự báo “còn khả năng tăng trưởng mạnh thời gian tới”.

Ông Ralf Matthaes, Tổng giám đốc Công ty TNS Indochina cho hay, theo nghiên cứu của TNS Indochina, dù kinh tế Việt Nam năm 2008 suy thoái nhưng người tiêu dùng vẫn không cắt giảm chi tiêu nhiều cho nước giải khát. Số người tăng hoặc giữ nguyên chi tiêu cho nước giải khát là 65%, cắt giảm chi tiêu là 23% và không biết là 7%.

Như vậy, cơ hội gia tăng sản lượng của ngành bia, nước giải khát vẫn còn nhưng điều đó không có nghĩa cứ có nhà máy bia, nhà máy nước giải khát là sẽ bán được hàng. Thực tế của Tribeco- thương hiệu nước ngọt có gas lớn của nội địa lép vế trước Coca Cola và Pepsi vì cùng dòng sản phẩm hay thị trường bia vẫn có những sản phẩm như Bivina, Anchor (của APBL), SanMiguel, Đại Việt, Kronernberg chỉ thâm nhập được một lượng nhỏ vào thị trường là những ví dụ rất cụ thể về điều này

( Theo báo Đầu tư )

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Ngành thực phẩm, đồ uống thế giới trong thời kỳ khủng hoảng
  • Dự kiến nhóm hàng công nghiệp chế biến sẽ đạt 15,5 tỷ USD trong 4 tháng cuối năm
  • 120 tỷ đồng xây dựng nhà máy bia Hà Nội - Quảng Trị
  • Đến năm 2015, Việt Nam đạt 4, 3 triệu tấn thịt gia súc, gia cầm
  • Đầu tư 42 triệu đô la Mỹ xây dựng Nhà máy bia Hà Nội - Vũng Tàu
  • Gần 75 ngàn tỉ đồng phát triển ngành bia rượu
  • Thị trường đường thế giới lưỡng lự
  • Ngành điều phải nhập khẩu 1/3 nguyên liệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container