Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đắc Lắc: Triển vọng phát triển cây ca cao

Đác Lắc là địa phương được xem là có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp nhất để phát triển cây ca cao thành cây hàng hoá nhằm đa dạng hoá mặt hàng nông sản của tỉnh, tránh phụ thuộc quá nhiều vào cây cà phê như hiện nay.

 


Sau nhiều năm được Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đưa vào trồng thử nghiệm và tạo ra những dòng vô tính có năng suất và chất lượng cao thì bà con nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh đã mạnh dạn đưa cây ca cao vào trồng trên những mảnh đất quanh năm khô cằn, hiệu quả kinh tế thấp do trồng hoa màu là chủ yếu, trong đó có nhiều bà con nông dân là người dân tộc thiểu số.

 


Tại huyện Lắc, nhiều bà con dân tộc thiểu số cứ trồng đi trồng lại các loại cây như ngô, sắn và lúa đã làm cho đất đai bạc màu, thu nhập thấp. Năm 2007, được Tổ chức Hợp tác Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (ACDI/VOCA) hỗ trợ về giống, kỹ thuật nên nhiều gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích đất sang trồng ca cao. Sau hai năm trồng, những vườn cây đã bắt đầu cho trái bói, tuy thu nhập chưa nhiều nhưng nhìn vườn cây xanh mơn mởn hứa hẹn những mùa vàng cho những năm tới.

 


Cây ca cao là loại cây công nghiệp dài ngày, thích trồng trong bóng râm nên hoàn toàn phù hợp với việc trồng xen trong những vườn cà phê già cỗi, trong vườn điều hoặc các vườn tiêu nhằm tạo ra nhiều nguồn thu nhập cho bà con trên cùng một diện tích đất. Mỗi loại cây có thời điểm thu hoạch khác nhau như vậy sẽ giúp cho bà con có thu nhập quanh năm, tránh nạn đói giáp hạt.  Nhiều hộ nông dân ở huyện Ea kar trồng xen ca cao trong vườn điều, cuối năm thu hoạch riêng ca cao cũng đạt khoảng 1,5 tấn hạt khô/ha, với giá bán bình quân khoảng 35.000 – 38.000 đồng/kg đã đem lại thu nhập trên dưới 50 triệu đồng.

 


Tuy nhiên, việc phát triển ca cao trong thời gian tới cũng rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc quy hoạch, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc và sơ chế lên men…Đặc biệt là công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường cho mặt hàng ca cao.

 


Tỉnh Đác Lắc hiện có trên 1.400 ha ca cao. Tại nhiều huyện trong tỉnh, cây ca cao phát triển tốt và cho hiệu quả cao, năng suất đạt bình quân 1,5 tấn /ha và nếu thâm canh tốt, đúng kỹ thuật thì năng suất từ 2- 2,5 tấn/ha là rất khả thi. Tỉnh Đác Lắc đang có kế hoạch đến năm 2010 sẽ đưa diện tích ca cao của tỉnh lên trên 6.000 ha. Đây là một quyết định khá táo bạo nhưng có cơ sở vững chắc vì hiện nay, tỉnh Đác Lắc có tới hàng chục ngàn ha cà phê già cỗi đang trong giai đoạn chờ thanh lý, việc phá bỏ diện tích cà phê kém hiệu quả sang trồng ca cao là rất phù hợp. Bên cạnh đó, để giúp nông dân nắm vững kỹ thuật canh tác cây ca cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đác Lắc đang thực hiện mô hình hình thành các tổ nhóm, câu lạc bộ nông dân trồng ca cao. Thông qua các câu lạc bộ này sẽ đào tạo nông dân và đào tạo tập huấn viên, cán bộ khuyến nông. Mỗi tổ có khoảng 20 nông hộ thì sẽ có một cán bộ khuyến nông ca cao giúp giải quyết tất cả những vấn đề vướng mắc về kỹ thuật.

 


Về đầu ra cho sản phẩm ca cao thì người nông dân đã rất yên tâm, bởi hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có công ty Cargill đặt trạm thu mua tại thành phố Buôn Ma Thuột và hàng trăm điểm thu mua nhỏ lẻ tại các khu vực có trồng ca cao trong tỉnh. Ngoài việc thu mua ca cao, doanh nghiệp này còn thưởng 100 USD cho 1 tấn ca cao có chất lượng tốt; đồng thời thường xuyên mở những lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ để chuyển giao kỹ thuật về làm vườn ươm, chăm sóc, quản lý sâu bệnh cũng như sơ chế ca cao cho nông dân.

 


Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ ca cao của thế giới luôn tăng đều với tốc độ khoảng 3-4% và rất ổn định. Hy vọng trong thời gian tới nhu cầu về ca cao của thế giới sẽ tiếp tục tăng lên bởi công nghệ làm sôcôla cũng như chế biến các sản phẩm khác có dùng ca cao hiện rất phổ biến trên thế giới.

 


Với những gì mà Đác Lắc đang kỳ vọng vào cây ca cao như hiện nay và mục tiêu đạt trên 6.000 ha ca cao trong năm tới, cây ca cao sẽ trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực ở cao nguyên Đác Lắc.

 

(Theo NDĐT )

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Khuyến cáo dừng đầu tư chế biến cà phê thô
  • Uganda: xuất khẩu cà phê giảm gần 5% trong tháng 5/09
  • Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009
  • Nhập khẩu chè thế giới dự đoán sẽ tăng trong năm nay
  • Thương hiệu “Chè Việt” đã đăng ký bảo hộ tại 70 thị trường
  • Giá cà phê Tây Nguyên tăng, tập trung xuất khẩu trực tiếp
  • Xuất khẩu cà phê Braxin: giảm trong 5 tháng đầu năm và tăng trong tháng 5
  • Honduras: xuất khẩu cà phê niên vụ 2009/10 tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container