Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mua tạm trữ tối đa 200.000 tấn cà phê niên vụ 2009-2010

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cho mua tạm trữ tối đa 200.000 tấn cà phê sản xuất niên vụ 2009-2010; thời hạn mua cà phê tạm trữ tính từ ngày mai, 15/4/2010 đến ngày 15/7/2010.

Trong khoảng 3 tháng tính từ ngày 15/4/2010, sẽ thực hiện mua cà phê tạm trữ

Nhà nước tiến hành thực hiện hỗ trợ lãi suất với mức 6%/năm đối với số cà phê mua tạm trữ; thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 6 tháng, tính từ ngày 15/4/2010 đến ngày 15/7/2010. Kinh phí hỗ trợ lãi suất do ngân sách nhà nước cấp.

Giám sát không để doanh nghiệp đảo kho cà phê

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng Bộ Công Thương, UBND các tỉnh có sản lượng cà phê lớn và Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam xác định cụ thể lượng cà phê cần mua tạm trữ, chỉ định các doanh nghiệp thực hiện mua, đồng thời giám sát không để các doanh nghiệp không thực hiện việc mua cà phê tạm trữ mà đảo kho cà phê.

Các doanh nghiệp thực hiện việc mua cà phê tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Trong việc thu mua cà phê tạm trữ này, UBND tỉnh sẽ chủ động phối hợp với những Bộ, ngành liên quan tiến hành giám sát việc mua cà phê tạm trữ của các doanh nghiệp và việc hỗ trợ lãi suất nêu trên.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ trực tiếp người trồng cà phê khi có rủi ro

Thủ tướng cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định ngân hàng thương mại  thực hiện việc cho vay mua cà phê tạm trữ. Đồng thời, lưu ý ngân hàng thương mại cần cân đối đủ vốn cho các doanh nghiệp vay thu mua cà phê, kể cả cà phê tạm trữ; thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ, giãn nợ đối với các khoản nợ vay của các hộ trồng cà phê đến hạn trả nhưng có khó khăn chưa trả được nợ, đồng thời cho vay tiếp để các hộ trồng cà phê có vốn sản xuất vụ mới.

Thủ tướng cũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì với các Bộ, ngành liên quan, trong tháng 6/2010, xây dựng và trình Chính phủ về cơ chế, chính sách nhằm tăng khả năng dự trữ cà phê khi giá thế giới xuống thấp; kiểm soát giá xuất khẩu cà phê, nhất là đối với các hợp đồng, giao hàng tương lai và kỳ hạn.

Cơ chế nói trên cũng nhằm kiểm soát, ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua, hạ giá khi xuất khẩu làm thiệt hại thu nhập của người trồng cà phê và lợi ích đất nước; hỗ trợ được trực tiếp cho người trồng cà phê khi có rủi ro về thị trường, giá cả.

Tạm trữ cà phê góp phần bình ổn thị trường

3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 330.000 tấn cà phê với kim ngạch khoảng 466 triệu USD. Sản lượng xuất khẩu giảm 24,04% và giảm 28,28% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009.

Được biết, hiện giá cà phê được các đại lý thu mua tại các tỉnh Đăk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng dao động từ mức 24.300 đồng – 24.500 đồng/kg.

Theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, niên vụ năm 2009 cả nước sản xuất được gần 1 triệu tấn cà-phê. Trong hai tháng đầu năm 2010, các doanh nghiệp xuất khẩu 200.000 tấn trong số 500.000 tấn đã có hợp đồng, số cà-phê còn lại trong dân khoảng 500.000 đến 600.000 tấn (kể cả lượng tồn năm trước). Tuy nhiên, hiện giá cà-phê đang xuống khá thấp, giảm 15 đến 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cho biết, thời điểm cách đây 1 tuần, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục giảm thêm 100 đ/kg, đứng ở mức 24.300 đ/kg.Giá giao tại mạn tàu ở cảng Hồ Chí Minh cũng giảm xuống chỉ còn 1.285 USD/tấn với mức trừ lùi là 60 USD.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến đà tụt giảm giá cà phê thế giới là trong một thời điểm ngắn thị trường bán ra quá nhiều dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.

Ông Vân Thành Huy, Tổng giám đốc Công ty Inexim Daklak cho rằng, việc thu mua tạm trữ cà phê cần làm ngay, vì nông dân đang rất cần tiền để trả nợ và chi phí tái sản xuất. .

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cũng khẳng định: Việc tạm trữ 200.000 tấn có mục đích bình ổn giá thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, xuất khẩu cà phê. Hơn nữa việc mua tạm trữ này cũng như một cái van điều tiết góp phần bình ổn thị trường, nâng giá cà phê ở thị trường trong nước và xuất khẩu, giải quyết được khó khăn cho người nông dân trồng cà phê.

(Theo Đức Trung // Tin Chính phủ // Quyết định số 481/QĐ-TTg)  

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Hỗ trợ phát triển bền vững cây cà phê
  • Việt Nam xuất khẩu được 330.000 tấn cà phê
  • Trồng cà-phê tiết kiệm nước-mô hình hay ở Đác Min
  • Giao dịch "chứng khoán" cà phê
  • Thị trường cà phê thế giới tháng 3/2010
  • Thế giới sẽ thừa cà phê trong niên vụ 2010/11
  • Lại một mùa cà phê “đắng”?
  • Giao dịch cà phê... trên giấy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container