Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển cà phê theo mô hình hợp tác công - tư (PPP): Không để nông dân chịu thiệt

Đây là nội dung cam kết quan trọng nhất của Cty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa với Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn của Bộ NNPTNT tại lễ ký kết thoả thuận hợp tác về “Xây dựng mô hình thể chế ngành hàng, chỉ dẫn địa lý sản phẩm càphê và HTX kiểu mới tại các vùng trồng càphê tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên”.

Ngày 16.5, ông Lê Quang Đạo - Phó Tổng GĐ Cty Thái Hòa Lâm Đồng - cho biết: “Tôi khẳng định rằng, không chỉ Lâm Đồng mà còn cả vùng Tây Nguyên - vùng càphê trọng điểm của cả nước - với mô hình này, người trồng càphê sẽ được đảm bảo mức lãi trên 35%”.

Mô hình mới

Theo ông Lê Quang Đạo, mô hình hợp tác “công - tư” không mới, tuy nhiên, với ngành càphê Việt Nam, đây lại là mô hình lần đầu tiên được thực hiện, với mục đích phát triển bền vững ngành càphê Việt Nam, trong đó chú trọng các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên.

Mô hình “công - tư” được thực hiện trong 5 năm kể từ 2011 này, với các nội dung chính: Xây dựng chương trình sản xuất càphê cho hộ nông dân và tổ chức dựa trên hệ thống quản lý chất lượng thực hành tốt của mô hình hợp tác xã càphê kiểu mới, tiến tới tổ chức chuỗi ngành hàng trong sự kết nối 4 địa phương (Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên) với Cty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa.

Với những địa phương có điều kiện thuận lợi, mô hình sẽ xây dựng chỉ dẫn địa lý và phát triển thương hiệu của mặt hàng càphê để tiến tới các thủ tục về bảo hộ mặt hàng này trong phạm vi quốc gia và Châu Âu. Bên cạnh đó là công tác giám sát, kiểm tra, duy trì hoạt động của hợp tác xã và chuỗi cung ứng càphê từ khâu sản xuất đến phân phối sản phẩm; tăng cường quản lý chất lượng theo chỉ dẫn địa lý được cấp và tìm kiếm nguồn đầu tư của trung ương và địa phương trong thực hiện mô hình.

Theo Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, với Việt Nam, 5 ngành hàng đang được khuyến khích phát triển là chè, càphê, thủy sản, rau và hoa quả. Với Lâm Đồng, 5 mặt hàng này chính là thế mạnh của địa phương nên mô hình PPP giữa Thái Hòa với Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bắt đầu được triển khai chính là điều kiện hết sức thuận lợi để lĩnh vực nông nghiệp nói chung và ngành càphê nói riêng có bước phát triển mới cao hơn.

Cần sự vào cuộc của chính nông dân

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề PPP, ông Lê Quang Đạo rất phấn khích, nhưng đồng thời cũng không giấu được những ái ngại bởi lẽ, qua nhiều năm tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất và kinh doanh càphê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và Tây Nguyên, ông nhận thấy không phải bất kỳ chủ trương, chính sách nào mang tầm vĩ mô về sự phát triển của cây càphê cũng đều được người trực tiếp trồng càphê hưởng ứng nhiệt tình, đó là không muốn nói đến sự thờ ơ của không ít nông dân trong khu vực càphê mà Thái Hòa “kiểm soát”.

Theo Cty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa, trong vòng 5 năm triển khai mô hình PPP, Cty dự kiến sẽ đầu tư khoảng 400 tỉ đồng để hỗ trợ người trồng càphê thuộc vùng nguyên liệu của Cty, để thực hiện bảo hiểm nông nghiệp mặt hàng càphê cho nông dân... và đặc biệt là đảm bảo người trồng càphê thuộc vùng nguyên liệu của Thái Hòa luôn có lãi từ 35% trở lên.

Theo số liệu báo cáo của các tỉnh Tây Nguyên, diện tích càphê trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm những 90% trong tổng số 554.000ha hiện có của cả nước; trong đó, Đắc Lắc là tỉnh đứng đầu với gần 191.000ha, tiếp theo là Lâm Đồng 142.900ha. “Hiện tại, năng suất càphê trung bình của cả nước chỉ mới đạt 2 tấn/ha là con số khá thấp.

Trong tương lai, thực hiện mô hình PPP, năng suất này của vùng càphê nguyên liệu của Thái Hòa sẽ được nâng lên 2,5 - 3 tấn/ha” - ông Lê Quang Đạo cho biết.

(Báo Lao Động)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Đác Nông: Hơn 1.000 ha cà-phê bị rệp sáp tấn công
  • Cà phê Việt có lời giải mới
  • Thống nhất giải pháp phát triển cà phê bền vững
  • Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm phát triển cà phê
  • Tây Nguyên: Người trồng càphê đối mặt với khó khăn ngay từ đầu vụ
  • Xuất khẩu cà phê có thể vượt 2 tỷ USD
  • Cà-phê Việt Nam có mặt ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ
  • Khai mạc Lễ hội chè đất Tổ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container