Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị phần của cà phê robusta tăng

Ông Nestor Osorio, giám đốc điều hành của Tổ chức Cà phê Quốc tế, cho biết robusta - một loại cà phê kém cao cấp hơn so với cà phê arabia, được sử dụng trong các sản phẩm uống liền và hòa tan - đang nắm giữ thị phần của mình một cách chắc chắn, mặc dù người tiêu dùng vẫn rất ưa chuộng các sản phẩm chất lượng cao làm từ cà phê arabica.

Trên thế giới hiện khoảng 40% nguồn cung cà phê  là loại robusta, vốn rẻ hơn và dễ trồng hơn. 60% còn lại là arabica, được gia tăng trồng như  một loại cà phê đặc biệt. Mười năm trước, chỉ 30% cà phê được trồng là loại robusta và 70% còn lại là arabica.

Taị  Hội nghị thường niên của Hiệp hội Cà phê  Braxin, Encafe, diễn ra cuối tuần trước, ông Osorio đã nhắc  đến Việt Nam, quốc gia sản xuất cà phê robusta số 1 thế giới, như là nguyên nhân khiến cho cà phê loại này ngày càng xuất hiện nhiều trong các loại thực phẩm hỗn hợp.

 “Khi quan sát thị trường dành cho sản phẩm này ở  châu Âu và Mỹ, Việt Nam luôn có vị thế  tốt,” Osorio nói.

Robusta có vị đắng hơn so với arabia - một loại cà  phê có vị dễ chịu hơn và thường được đánh giá cao bởi những người ưa chuộng thức uống này. Nhưng bất chấp sự thua kém về mùi vị, robusta có một số đặc tính tự nhiên được ưa chuộng, như có mức cafeine cao hơn, có khả năng tạo bọt và tạo thêm lớp bột kem trên bề mặt của cà phê espresso. Đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà rang xay chỉ chuông loại cà phê này cho các nhãn hiệu của họ trong việc đáp ứng khẩu vị của các khách hàng khác nhau ở khắp nơi trên thế giới.

Nhu cầu đối với loại cà phê đặc biệt tăng nhanh trong những năm gần đây dưới sự giúp  đỡ của các chuỗi cửa hàng như Starbucks.

Ông Osorio không dự đoán thị phần của robusta trong tổng sản lượng cà phê sẽ tăng thêm trong tương lai gần, nhưng theo ông nhu cầu đối với loại sản phẩm này sẽ tiếp tục, ngay cả khi có sự chuyển đổi dài hạn sang loại cà phê cao cấp đắt tiền và sang trọng hơn.

Cũng theo ông Osorio, mặc dù cà phê arabica luôn là  lựa chọn đầu tiên của các nhà rang xay trong việc sản xuất các sản phẩm cà phê có chất lượng cao, tuy nhiên nhờ giá cả cà phê robusta rẻ hơn nhiều nên loại này đã chiếm được  ưu thế, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi nguồn cung arabica đang rất eo hẹp đẩy giá lên cao hơn.   

(Vinanet)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container