Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu mua cà phê: Có giúp nông dân bán được giá cao?

Ngay sau khi rục rịch kế hoạch triển khai thu mua, tạm trữ cà phê niên vụ 2010 - 2011 theo quyết định của Chính Phủ, giá cà phê trên thị trường đã dần nhích 29.000 đ/kg, thời điểm cao nhất đạt 30.000 đ/kg. Việc thu mua tạm trữ có thật sự giúp nông dân tiêu thụ được cà phê với giá cao, ổn định sản xuất, đồng thời tăng kim ngạch xuất khẩu cho cà phê Việt Nam?

Nếu làm đúng sẽ trúng


Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vifoca) cho biết để đảm bảo được lợi ích của người trồng cà phê, (Vicofa) đã có kiến nghị gửi Thủ tướng đề xuất mua từ 300.000 đến 500.000 tấn cà phê nhân dưới phương thức dự trữ và luân chuyển trong niên vụ cà phê 2010-2011. Vicofa cũng đề nghị được mua ngay từ đầu vụ, và theo dự đoán giá cà phê trong thời gian tới ít nhiều sẽ cao hơn so với mức giá bình quân của niên vụ 2009-2010. Sáng 11-10, giá cà phê ở thị trường trong nước tăng 600 đồng/kg. Hiện giá cà phê nhân xô dao động từ 29.000 đến 29.200 đồng/kg.

Mục tiêu cao nhất của chương trình tạm trữ cà phê là đẩy giá cà phê thị trường trong nước và quốc tế lên cao. Các chuyên gia cho rằng, mặc dù Việt Nam là nước có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới nhưng lại không có khả năng chi phối mà phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Nguyên nhân phần lớn là do ngành cà phê chưa thiết lập được hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu chuyên nghiệp, năng lực cạnh tranh kém cùng với mối liên kết lỏng lẻo giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Điều này thể hiện qua việc hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn cà phê tới 80 quốc gia, trong đó có 10 nước là bạn hàng lớn, nhưng chủ yếu thông qua 26 đầu mối là các hãng và doanh nghiệp nước ngoài mua trực tiếp. Cà phê cũng là loại nông sản được thu hoạch trong 3 tháng nhưng khả năng tiêu thụ kéo dài cả năm. Vì vậy, chính sách thu mua tạm trữ có mục được xem là bắt buộc.

Tổng Giám đốc Vinacafe, ông Đỗ Văn Nam cho rằng: quan trọng nhất là phải xác định cơ chế tạm trữ cần thường xuyên và dài hạn kể cả trong khi giá cà phê cao. Nếu tính toán được đúng, thì chi phí bỏ ra nhỏ, nhưng thu lợi nhiều.

Không quên bài học cũ


Thực chất chương trình thu mua cà phê dự trữ cũng đã được triển khai ở niên vụ 2009 –2010 nhưng kết quả không thành công. Việc thu mua cà phê của năm 2009 được giới chức năng phân tích và nhìn nhận là “thất bại hoàn toàn” khi mà các công ty thành viên của Vicofa chỉ thu mua được 27,5% so với kế hoạch. Người dân đã bán hết cà phê cho các doanh nghiệp nước ngoài trước khi chương trình thu mua dự trữ trong nước được áp dụng. Người nông dân, từ trước tới giờ luôn phải tự lo đầu vào, đầu ra cho chính sản phẩm của họ. Việc thấy giá cao thì bán cho doanh nghiệp ngoại, lấy vốn tái đầu tư là điều dễ hiểu. Niên vụ trước, các doanh nghiệp cho rằng thất bại trong thu mua là lỗi từ giá. Song thất bại chính vì có chính sách đúng nhưng triển khai muộn.

Theo ông Nguyễn Anh Phong, Viện nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, quan trọng nhất trong thu mua là phải tiếp cận được với vùng nguyên liệu. Nhưng sợ nhất trong việc thu mua lại “đánh trống bỏ dùi”, giá xuống thì bỏ người chạy của, giá lên thì kêu khó mua. Ông Phong cũng hi vọng, việc thu mua đầu vụ sẽ hạn chế được những khó khăn về nguồn hàng và chất lượng.

Theo phân tích của ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch HĐQT Cty CP XNK INTIMEX thì quyết định tạm trữ của Chính phủ là yếu tố quan trọng đưa thị trường phục hồi trở lại.

Tính toán của Hiệp hội Cà phê- ca cao, chỉ 2% số lượng giao dịch cà phê Việt Nam trên sàn London là giao dịch thực tế. Vì vậy, ổn định giá có lợi cho người trồng cà phê Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh cà phê, rất cần có sự hỗ trợ của Chính phủ về nguồn vốn trong các niên vụ cà phê. Đây là lần thứ hai Chính phủ có quyết định tạm trữ cho ngành cà phê nhưng rút kinh nghiệm thất bại lần trước, chúng ta đã có quyết định linh hoạt hơn về số lượng, về chế độ trách nhiệm giao cho doanh nghiệp.

Theo khẳng định của Cục chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, để hỗ trợ lần thu mua tạm trữ này, Nhà nước cũng hứa đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn nhanh nhất. Hi vọng, thu mua dự trữ năm 2010 tránh được thất bại bài học cũ niên vụ 2009.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ có thể vượt 240.000 tấn trong năm 2010
  • Ấn Độ: Sản lượng chè có thể chỉ đạt 965 triệu kg
  • Sản lượng chè của Kenya tăng trong tháng 7
  • Honduras đặt mục tiêu trở thành nước sản xuất cà phê số 1 Trung Mỹ
  • Tiêu chuẩn hóa cà phê xuất khẩu, bao giờ?
  • 99% chè Việt Nam phải... xuất khẩu thô
  • Nghịch lý của ngành chè
  • Sản lượng chè của Ấn Độ có thể bằng năm ngoái
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container