Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2010: Da giầy nhắm đích xuất khẩu 6,2 tỷ USD



Theo Hiệp hội da giầy Việt Nam (Lefaso), hiệp hội đã vạch ra kế hoạch sản xuất với tham vọng sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 6,2 tỷ USD vào năm 2010.

Theo đó, mục tiêu phấn đấu sẽ là chuyển đổi từ phương thức gia công sang sản xuất toàn diện, tập trung vào sản xuất thời trang và chất liệu da.

Các doanh nghiệp da giầy sẽ phải chuyển đổi quá trình sản xuất gồm 2 giai đoạn. Một là chuyển đổi từ mô hình gia công sang phương thức sản xuất một phần, hai là chuyển đổi sang mô hình sản xuất toàn bộ.

Để chuẩn bị cho mục tiêu nói trên, ngành da giầy sẽ phải chuẩn bị cho kế hoạch đào tạo để tăng lao động trong ngành từ mức trên 550.000 người lên tới 820.000 người vào năm 2010 và đạt mục tiêu 1.189.000 người vào năm 2015.

Việt Nam xác định da giầy là một trong những ngành mục tiêu trong chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2006-2010.

Từ 2002-2008, ngành da giầy tăng trưởng xuất khẩu bình quân 23%/năm với kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 4,768 tỷ USD, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Đây là ngành trọng tâm tạo việc làm cho một lượng lớn lao động phổ thông và bán chuyên nghiệp.

Cũng theo Lefaso, ngành da giầy xuất khẩu của Việt Nam đang phấn đấu trở thành một trung tâm có trình độ quốc tế về sản xuất giày dép giá trị cao tại khu vực.

Hiện nay, điểm yếu đáng quan tâm là các nhà sản xuất Việt Nam thường làm gia công cho các hãng lớn trên thế giới (đặc biệt là giầy thể thao), vì vậy các sản phẩm thường có giá trị thấp và lợi nhuận không cao.

Phần giá trị gia tăng giữ lại trong nước cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và gia công thành phẩm chỉ chiếm khong 5-10% giá bán lẻ sản phẩm. Đã vậy, liên kết trong ngành giữa các nhà sản xuất, các nhà cung ứng, phân phối và hậu cần hầu như không có.

Theo thống kê của Lefaso, Việt Nam có 507 doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép, cặp túi xách và nguyên phụ liệu ngành giầy (năm 2007). Bên cạnh đó còn có rất nhiều sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình.

Hơn nữa, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá ở các thị trường chính. Hiện tại, giầy mũ da của Việt Nam phải chịu thuế suất bán phá giá ở EU là 10% và Canada đã chính thức điều tra chống bán phá giá giầy chống thấm nước của Việt Nam từ tháng 2/2009.

Những điểm yếu nêu trên sẽ là lực cản, ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu “tăng tốc” của Lefaso từ nay đến 2015.

(Theo TTXVN)

Bài thuộc chuyên đề: Dự báo kinh tế Việt Nam 2010

  • Xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm của Việt Nam tăng 2%
  • Điều trần về hàng dệt may Việt Nam vào Ấn Độ
  • Xuất khẩu áo lông vũ của Trung Quốc tháng 2/2009
  • Xuất khẩu mũ của Trung Quốc tháng 2/2009
  • Xuất khẩu giày của Trung Quốc tháng 2/2009
  • C/0 cho hàng dệt may sang Mỹ được cấp trong 4 giờ
  • ASEAN hướng đến lập "xưởng may chung"
  • 9 chủng loại hàng dệt may sang Hoa Kỳ phải cấp C/0
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container