Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Phi: thị trường giày dép nhiều tiềm năng

Thị trường giày dép châu Phi vào khoảng 600 triệu đôi một năm. Cũng giống như các sản phẩm hàng may mặc, giày dép là một loại hàng hóa thời trang và tỉ lệ thuận với thu nhập.

Sản xuất:

Ngành sản xuất giày da đã có ở châu Phi từ lâu và là một ngành sản xuất quan trọng của nhiều nước. Hiện tại các nước châu Phi, đặc biệt là ở đông nam châu lục, có nguồn nguyên liệu sẵn có rất phong phú.

Theo số liệu của UNIDO, lượng gia súc nuôi có thể sử dụng làm da nguyên liệu của châu Phi như cừu, dê, bò… tương đương khoảng ¼ lượng gia súc của thế giới. Tuy nhiên, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Nguyên nhân là do năng suất của các nhà máy thuộc da quá thấp, chỉ tương đương 10% năng suất trung bình của thế giới. Thiết bị cũ kỹ và lạc hậu ảnh hưởng đến chất lượng của da thuộc nguyên liệu. Hơn nữa, ngoài ngành da giày, các sản phẩm khác như giày vải, giày thể thao… do không có sẵn nguyên liệu nên không phát triển được. Hàng hóa nhập khẩu đang dần xâm nhập thị trường. Biểu dưới đây sẽ cho thấy sự thiếu hụt trong nguồn cung nội địa là kết quả tất yếu của việc nhập khẩu mặt hàng giày dép.

Nhập khẩu:

Năng lực hạn chế của các nhà máy sản xuất trong nước và chỉ giới hạn ở các sản phẩm giày da đã khiến cho thị trường này ngày càng mở rộng hơn cho mặt hàng xuất xứ từ bên ngoài. Nếu như năm 2000, nhập khẩu giày dép của châu Phi mới chỉ có 600 triệu USD thì đến năm 2005, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đã đạt khoảng 880 triệu USD, tăng trung bình 9,2% trong giai đoạn 2000-2005. Tuy vậy, nhập khẩu sản phẩm giày dép vẫn chiếm giá trị thấp, chỉ tương đương khoảng 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn châu lục. Nguyên nhân là do dù số lượng hàng nhập lớn nhưng giá trị của đa số mặt hàng lại không cao, chủ yếu là những mặt hàng nhập khẩu có chất lượng vừa phải. Dù vậy, thị phần của hàng nhập khẩu trên thị trường là rất đáng kể, 77% sản phẩm giày dép trên thị trường là hàng nhập khẩu và như vậy chỉ có 23% số lượng giày dép được tiêu thụ là hàng sản xuất trong nước.

Bảng: Nhập khẩu giày dép của châu Phi, 2000 – 2006

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Trị giá (triệu USD)

568

603

646

750

806

880

961

Nguồn: www.dti.gov.za, ASSOMAC

Các nhà cung cấp giày dép chính vào khu vực thị trường này chủ yếu vẫn đến từ các quốc gia châu Á với lợi thế lao động và chi phí sản xuất thấp như Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Việt Nam. Tuy vậy, trên thị trường ngày càng có nhiều các sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng đến từ các quốc gia châu Âu và Mỹ như Nike, Adidas, Bata... Những sản phẩm này có mức giá cao và chỉ dành cho một số người thuộc tầng lớp có thu nhập khá.

Các nước nhập khẩu giày dép nhiều nhất vẫn là những nước đông dân, nhu cầu cao như Nam Phi, Marốc, Tuynidi, Xu-đăng...

(Theo Vinanet)

  • Ngành da Australia đang ở thời kỳ khó khăn nhất
  • Ấn Độ đa dạng hoá thị trường XK giày dép
  • Giày dép Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng trên thị trường Nga
  • Ácmênia hồi sinh ngành giày dép
  • Ngành may mặc Campuchia hy vọng sẽ phục hồi vào quý II/2009
  • Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam giảm mạnh trong tháng 1/2009
  • Doanh nghiệp dệt may "dài cổ" đợi đơn hàng
  • Dệt may : Hơn 2 triệu lao động thiếu việc làm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container