Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu dệt may

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu”, nhằm thu nhận ý kiến của hơn 40 DN lớn nhất trong ngành tại khu vực phía Bắc xoay quanh chủ đề đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giúp cắt giảm chi phí cho DN.

Đơn giản hoá thủ tục hành chính là mục tiêu chính của Đề án 30 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/1/2007.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng: “Cải cách thủ tục hành chính tuy được nói đến đã lâu, tuy cũng đã cải thiện nhưng chưa được nhiều, nhiều DN trong ngành vẫn phải lên tiếng. Chẳng hạn, trong năm 2008, DN kêu ca nhiều nhất đối với vấn đề kiểm tra thông quan trước khi xuất, nhập khẩu hàng, đặc biệt là liên quan đến vấn đề định mức, thanh khoản”…Với tư cách là thành viên của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính quốc gia, Vitas đã thành lập Tổ công tác chuyên nghiên cứu về vấn đề này. Trong giai đoạn 1, Tổ công tác sẽ rà soát lại toàn bộ các quy định của Nhà nước liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu và tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các DN ở cả 3 miền. Tiếp đó, Tổ công tác sẽ xuống một số đơn vị điểm để trực tiếp trao đổi với DN.
          Một số chuyên gia tư vấn về vấn đề xuất nhập khẩu cho rằng: Có 6 điểm chính mà các DN nên tập trung đề xuất ý kiến, bao gồm khâu đăng  ký hợp đồng, đăng ký định mức tạm tính, vật tư sẽ nhập; vấn đề định mức; xuất  khẩu hàng háo; việc lấy mẫu; chứng từ hoàn thuế; thanh khoản và hoàn thuế.
          Một số DN kiến nghị, đối với loại hình gia công, nên cho phép DN bù trừ phần vải và nguyên phụ liệu cho các đơn hàng, vì trên thực tế, nhiều khách hàng đã gửi vải và nguyên phụ liệu cho các đơn hàng cách đó 2-3 năm để lấy dần ra sản xuất, cho nên DN rất khó quản lý. Đồng thời, nên bỏ bớt thủ tục lấy mẫu nguyên phụ liệu, đăng ký định mức vật tư tạm tính, DN phải xuất trình hoá đơn mỗi lần giao hàng vì những điều này không thực tế, chỉ mang tính hình thức.

          Các DN có một đề xuất chung là hiện nay nếu DN đã khai báo hải quan nếu DN đã  khai báo hải quan điện tử thì có thể giảm bớt một số các giấy tờ như hợp đồng gia công.., mà DN đã nộp cho các văn phòng cấp C/O hoặc không cần phải nộp hồ sơ gốc cho cơ quan hải quan nữa. Tóm lại, các DN đều mong đợi thủ tục hành chính sẽ thực sự cởi trói, tạo thông thoáng cho DN  hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh. Tất nhiên, những quy định đó vẫn đảm bảo tính chặt chẽ để những đối tượng xấu không lợi dụng lách luật.

(Theo Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container