Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường hàng may mặc Canada ( 3): II. Tập quán thương mại

4.     Nhãn  riêng (đối với các sản phẩm đã có thương hiệu)

 Ở Canada đang có xu hướng dán nhãn hàng hóa riêng (hay còn gọi là phương pháp tiếp thị cá biệt hóa sản phẩm) vì có thể đạt được mức lợi nhuận cao hơn và đưa đến cho  người  tiêu  dùng sản phẩm mà họ cần. Xu hướng này đặc biệt  mạnh đối với các nhà bán lẻ lớn, nơi mà có đến 10% cho đến 50% hàng may mặc là nhãn riêng. Ở đây nhà cung cấp phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu về màu sắc, sợi, kiểu dáng, kích cỡ, chất lượng, dán nhãn, giá cả…Các cửa hàng thường đặt hàng dán nhãn riêng rất sớm, từ trước khi vào vụ hoặc thông qua nhà cung cấp lớn nổi tiếng  hoặc đại lý hay văn phòng đại diện của họ. Nhà xuất khẩu cần kiểm tra kỹ với nhà nhập khẩu về qui cách và tất cả những gì được phép trước khi bắt tay vào sản xuất cho thị trường Canada.


5.  Giá cả


Để kích cầu, hoạt động khuyến mại bán lẻ (đặc biệt thông qua hệ thống cửa hàng may mặc chuyên biệt) ngày càng tăng. Khi người tiêu dùng trở nên nhạy cảm với giá cả hơn thì người bán lẻ phải giảm giá thành kinh doanh, thường phần thiệt thuộc về nhà sản xuất. Bên cạnh đó, người bán lẻ còn đưa ra mức giảm giá (chiết khấu) để lôi kéo khách hàng. Kết quả là cả người bán lẻ và nhà sản xuất chỉ tạo được mức lãi tối thiểu. Để tăng mức lãi, nhà bán lẻ phải tăng mức nhập khẩu và chương trình nhãn mác riêng của mình.

Nhà xuất khẩu có thể phải chịu mức bồi hoàn nhất định nếu chất lượng sản phẩm thấp, hư hại trước hoặc trong khi vận chuyển hoặc do giao chậm. Nhà xuất khẩu có thể đưa ra các điều khoản đặc biệt cho phép nhà xuất khẩu chuyển phần chi phí lưu kho hay tồn kho sang người bán lẻ, các đơn hàng lớn thường đi kèm điều khoản này.
 

6.    Bao gói và vận tải

 Hàng quần áo cung cấp nội địa khi vận chuyển thường được treo trên mắc hoặc được gói lại và bọc riêng trong túi nhựa, một số mặt hàng được đóng gói trong hộp để trưng bày ở cửa hiệu. Bao gói bán lẻ lôi cuốn, hấp dẫn và thích hợp là yếu tố rất quan trọng, nhà xuất khẩu cần tham vấn nhà nhập khẩu Canada để có được hình thức bao gói phù hợp và hấp dẫn. Bao gói có tính sáng tạo sẽ làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn, đặc biệt  khi  nó được dùng làm quà tặng.


Bao gói bên ngoài: Nhà xuất khẩu nên có một trật tự ổn định về bao bì và kích cỡ bao bì. Ký mã hiệu vận tải trên bao bì phải đảm bảo đúng theo qui định quốc tế, chính xác và rõ ràng. Các bao/hộp  phải được đóng dấu hoặc in rõ ràng trên một mặt với tất cả ký mã hiệu và bằng mực không phai. Bao gói nên dùng vật liệu là loại có thể tái sinh để giải quyết vấn đề môi trường. Bao gói dưới mức tiêu chuẩn có thể gây hại cho sản phẩm và gây ra các vấn đề cho nhà nhập khẩu như: thanh lý chuyến hàng, tiếp thị hàng hóa… Để ngăn chặn sự phá hoại từ bên ngoài của các loại côn trùng, tất cả các chất liệu gỗ được sử dụng làm pallet, đóng thùng phải được xử lý bằng nhiệt, khử trùng hay hóa chất bảo quản. Tất cả các lô hàng có thùng gỗ tự nhiên (dùng làm bao bì) đều phải có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu, xác nhận gỗ đã qua xử lý theo qui định. Những chuyến hàng không đáp ứng các yêu cầu này có thể bị bắt giữ hoặc từ chối thông quan vào Canada.

 7.    Dán nhãn hàng hóa

 Nhãn hàng nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Canada. Nhà xuất khẩu cần tham vấn với nhà nhập khẩu trước khi cho in nhãn mác. Nếu có yêu cầu nào trong quy định về nhãn mác bị thiếu, hàng hóa sẽ không được đem ra bán. Việc thay đổi  hay đính thêm nhãn mác rất mất thời gian và chi phí cho việc này cũng không phải là ít. Tất cả mặt hàng dệt may được tiêu thụ ở Canada phải tuân thủ các quy định và Luật về Dán nhãn Dệt may Canada. Hàng lẻ và sợi mỏng bán lẻ đòi hỏi dán nhãn tại nơi bán. Tuy nhiên,  nhãn không cần cố định. Nhãn phải đáp ứng được một số các câu hỏi cơ bản sau:


·       Hàng được sản xuất ở đâu? (Made in…)

·       Ai sản xuất (tên công ty và địa chỉ và/hoặc số hiệu nhà kinh doanh)

·       Sản xuất bằng chất liệu gì? Bất kỳ loại sợi nào trên 5% trong sản phẩm đều phải liệt kê bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, liệt kê theo trình tự tỷ lệ sợi. Có các cụm từ và thuật ngữ tiêu chuẩn để diễn tả loại sợi.

·       Chăm sóc sản phẩm như thế nào? Điều này không bắt buộc, tuy nhiên nên có. Nó hữu ích cho cả nhà sản xuất, người tiêu dùng và cơ sở giặt là. Hệ thống chỉ dẫn hay ký hiệu chăm sóc sợi được quốc tế thừa nhận là công cụ hữu ích giải quyết vấn đề này. Phần lớn người Canada rất quen thuộc với hệ thống ký hiệu  cho giặt, tẩy, sấy, giặt khô…được in trên nhãn mác.


Nhãn mác có thể mang nhiều hình thức, chẳng hạn:


·       Nhãn mác in sẵn hoặc dệt và được may trên một cạnh phẳng;

·       In thông tin bắt buộc trên bao gói, bao bì hay thùng chứa;

·       In rõ  thông tin bắt buộc trên mặt hàng;

·       Nhãn in được gắn bằng băng dính hoặc được đính vào sản phẩm bằng cách nào đó (thí dụ: sticker, nhãn treo (hang tag). Nhãn treo thích hợp khi sản phẩm có giá trị gia tăng, thí dụ để nhấn mạnh rằng đây là hàng may 100% lụa, làm thủ công hay thêu đặc thù từ một nhà may nổi tiếng/có danh hiệu hay có một truyền thống lâu năm;

·       Nhãn mác lâu bền: Phải làm từ chất liệu có thể duy trì được ít nhất 10 lần giặt là. Sản phẩm này thường là: áo jacket, áo khoác, áo khoác ngoài, quần, quần mặc trong nhà, bộ đồ, quần áo lao động, áo sơ mi, áo blouse, áo len chui đầu, váy, quần áo thể thao, áo đầm, áo choàng ngắn không tay, áo choàng mặc trước và sau khi tắm, bộ y phục áo liền quần…

·       Nhãn mác không lâu bền: bao gồm nhãn treo, sticker và giấy gói. Mặt hàng dệt tiêu dùng đòi hỏi nhãn mác không lâu bền gồm: quần áo lót, áo lót phụ nữ, quần áo ngủ, quần áo bơi, khăn, khăn trải bàn, găng tay, khăn choàng, khăn quàng cổ…


Thông thường nhãn mác do nhà nhập khẩu Canada cung cấp cho nhà sản xuất. Hàng may mặc có nhãn mác thiếu hoặc không đúng đều không thể được nhập khẩu vào Canada, ngoại trừ trường hợp hàng được đóng nhãn tại Canada. Trong trường hợp này, cơ quan kiểm tra Canada phải được thông báo tại thời điểm hoặc trước khi nhập khẩu về tất cả các chi tiết: số lượng và nội dung lô hàng nhập khẩu, ngày, cảng nhập và địa chỉ ở Canada của cơ sở mà tại đó hàng được đóng nhãn mác.

 


 

( Nguồn: Thị trường nước ngoài - Bộ Công thương)

Bài thuộc chuyên đề: Thông tin thị trường hàng may mặc Canada

  • Thị trường hàng may mặc Canada ( 4): III. Kênh phân phối
  • Thị trường hàng may mặc Canada ( 5): IV. Qui định nhập khẩu
  • Thị trường hàng may mặc Canada ( 6): V. Một số lưu ý cho nhà nhập khẩu
  • Thị trường Pháp: gia tăng số lượng giầy dép và sản phẩm dệt may giả hàng hiệu
  • Xuất khẩu hàng dệt của Indonexia đương đầu với sự cạnh tranh mạnh
  • Thị hiếu tiêu dùng giày dép ở Canada
  • Hội chợ triển lãm - cửa ngõ bước vào thị trường giày dép Canada
  • Thông tin xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container