Theo số liệu thống kê, xuất khẩu mặt hàng áo khoác của Việt Nam 6 tháng đầu năm đạt 17,8 triệu cái, trị giá 184 triệu USD, tăng 23,8% về lượng và 33% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.
6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu áo khoác sang các thị trường chủ lực nhìn chung đều có mức tăng trưởng khả quan do giá xuất khẩu được giá. Trong đó:
Xuất khẩu áo khoác sang thị trường Hoa Kỳ tăng khá cả về lượng và trị giá với mức tăng 38,1% về lượng và 36,5% về trị giá so với cùng kỳ, đạt 7,9 triệu cái, trị giá 75,5 triệu USD, chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Xuất khẩu áo khoác sang thị trường EU trong 6 tháng cùng xu hướng, tăng 7,5% về lượng và 22,8% về trị giá, đạt 5,7 triệu cái, trị giá 59,4 triệu USD. Có được mức tăng trưởng này là do kim ngạch xuất khẩu sang một số nước thuộc khối EU tăng khá như: sang Anh tăng 30,2%; sang Đức tăng 56,3%; sang Bỉ tăng 33,1%; sang Pháp tăng 23,7%..so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản tiếp tục tăng mạnh trên 108,1% về lượng và 78,8% về trị giá so với cùng kỳ, đạt 1,87 triệu cái, trị giá 18,3 triệu USD. Ngoài ra, các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu áo khoác sang một số thị trường khác như trị giá thấp như: Afganistan, Suriname, Tokelau, Qata, Aruba, Côtxta Rica, Môritiutx…
Thị trường xuất khẩu áo khoác của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009
Thị trường
Lượng (cái)
Trị giá (USD)
Hoa Kỳ
7.936.531
75.539.674
EU
5.718.363
59.440.524
Nhật Bản
1.877.597
18.362.095
Nga
295.198
6.786.269
Canađa
456.295
6.258.837
Hàn Quốc
393.459
4.031.205
Đài Loan
363.191
2.960.735
Mêhicô
187.642
1.670.090
Thổ Nhĩ Kỳ
55.414
1.120.274
Trung Quốc
53.871
1.085.136
Braxin
55.258
909.876
Achentina
41.603
798.694
Ôxtraylia
76.139
784.497
UAE
46.686
635.079
Ucraina
21.137
521.907
Hồng Kông
32.877
501.322
Afganistan
31.583
476.123
6 tháng đầu năm 2009, giá xuất khẩu áo khoác trung bình của Việt Nam tăng 7,4% so với năm 2008, đạt 10,34 USD/cái, FOB.
Giá xuất khẩu áo khoác sang Hoa Kỳ 6 tháng đầu năm đạt 9,52 USD/cái, FOB, tăng 6,6% so với cùng kỳ 2008. Và giá xuất khẩu áo khoác sang thị trường Anh cùng xu hướng, đạt 7,33 USD/cái, FOB, tăng 46% so với cùng kỳ 2008. Còn giá xuất khẩu sang Đức đạt 11,69 USD/cái, FOB, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2008; xuất sang Nhật Bản đạt 9,78 USD/cái, FOB.
6 tháng đầu năm 2009, có khoảng 558 doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu áo khoác, nhiều hơn 184 doanh nghiệp so với năm 2008.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
Theo đánh giá của hãng tin AFP, ngành dệt may của Việt Nam có nhiều điểm đáng để Bangladesh học tập, nhất là sau vụ sập nhà máy may khiến hàng trăm người thiệt mạng ở nước này mới đây.
Hiện một số công ty may mặc đã có đơn hàng xuất khẩu sang Nhật Bản cho năm 2013, hứa hẹn xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm tới.
Giá cả trên thị trường sợi bông không tăng trong tháng 6. Giá sợi Polyeste dao động trái chiều và có xu hướng ổn định. Giá sợi Rayon tiếp tục giảm. Nhu cầu từ các nhà sản xuất hạ nguồn giảm dần. Các nhà kéo sợi và dệt thoi đang phải đối mặt với tình trạng vốn đầu tư thu hẹp, trở thành những người mua cẩn trọng do bản thân cũng thiếu đơn hàng.
Tại Khu công nghiệp Việt Hương 2, Bình Dương, Công ty TNHH thuộc da Sài Gòn Tan Tec (vốn đầu tư của Đức) vừa đầu tư khoảng 8,7 triệu USD xây dựng nhà máy thuộc da sinh thái.
Theo Bộ Công thương, với sự lạc quan hơn về triển vọng xuất khẩu hàng dệt may, các nhà nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam đã mạnh dạn đặt hàng cho 2 quý cuối năm.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu mặt hàng quần jean của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009 đạt 3,67 triệu cái, trị giá 25,8 triệu USD, tăng 170,7% về lượng và 159,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.
Ngành giày dép Indonexia hy vọng sẽ tăng thị phần trên thị trường trong nước và quốc tế nhờ nhu cầu tăng ở thị trường châu Âu và nhập khẩu giày dép từ Trung Quốc vào Indonexia giảm.
Ngành da là một phần quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc, có liên quan chặt chẽ với ngành chăn nuôi. Đây cũng là một ngành chế biến tái chế quan trọng. Nếu không có lĩnh vực thuộc da, da sống và da thô của động vật sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm lớn.
Một nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết nhiều nước muốn bãi bỏ các mức thuế chống bán phá giá giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc trước mùa Giáng sinh năm nay, thời điểm ngành bán lẻ có doanh thu cao.
Bộ Tài chính và Uỷ ban Thuế Quốc gia Trung Quốc vừa ra thông báo số 88/2009 liên quan đến việc bồi hoàn thuế xuất khẩu. Theo đó, nhằm thúc đẩy xuất khẩu phát triển vững, chính phủ Trung Quốc quyết định sẽ tăng tỷ lệ bồi hoàn thuế xuất khẩu một số mặt hàng, trong đó có các sản phẩm da.