Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

4.000 tỷ đồng cho dự án thủy điện Huội Quảng

 
Thi công phần hầm dẫn nước Nhà máy thủy điện Huội Quảng.

Chiều 12/5, tại Hà Nội, hợp đồng tài trợ vốn trị giá 4.000 tỷ đồng cho dự án thủy điện Huội Quảng giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với các tổ chức tín dụng là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Công ty Tài chính cổ phần điện lực (EVNFC) đã được ký kết.

Tại lễ ký, ông Trần Anh Tuấn, Tổng Giám đốc BIDV cho biết, tổng mức đầu tư của dự án là 11.082 tỷ đồng, vốn vay các ngân hàng thương mại trong nước là 4.000 tỷ đồng do BIDV làm ngân hàng đầu mối thu xếp vốn; trong đó, mức cho vay của BIDV vào dự án là 2.950 tỷ đồng, chiếm trên 73% tổng mức cho vay.

Ông Tuấn khẳng định BIDV và các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính tham gia đồng tài trợ cho dự án đảm bảo sẽ thực hiện đúng các cam kết, giải ngân đúng tiến độ.

Về phía chủ đầu tư, ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc EVN cho rằng, với nhu cầu vốn của dự án lớn như vậy, ngoài việc huy động nguồn vốn tự có, EVN đã ký hợp đồng vay 964 tỷ đồng của Ngân hàng Phát triển để thanh toán cho phần bồi thường di dân tái định cư và thiết bị cơ khí thủy công chế tạo trong nước; vay ODA Cơ quan phát triển Pháp (AFD) 100 triệu USD và vay các ngân hàng thương mại trong nước; đồng thời cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.

Dự án thủy điện Huội Quảng có công suất lắp máy 520MW được xây dựng trên sông Nậm Mu thuộc địa bàn hai tỉnh Lai Châu và Sơn La.

Dự án được xây dựng trong 6 năm và dự kiến phát điện tổ máy 1 vào năm 2012, tổ máy 2 vào 2013.

Ngoài việc cung cấp cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng điện hàng năm trên 1,9 tỷ kWh, dự án còn gắn với mục tiêu điều tiết lưu lượng nước cho vùng hạ lưu sông Hồng, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc, đặc biệt là hai tỉnh Lai Châu và Sơn La./.

(Theo TTXVN // Vietnam+)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Dầu khí Việt Nam: nhiều hay ít?
  • Năm 2015, đuổi kịp các công ty dầu khí hàng đầu khu vực
  • Phú Yên: Dự án lọc hoá dầu 11 tỷ USD không thành hiện thực
  • Khởi công nhà máy sản xuất tuabin gió đầu tiên
  • Thị trường dầu thế giới tuần kết thúc ngày 21/05/2009: giá tăng cao
  • Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng 13,6% trong tháng 4/2009
  • Xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu giảm mạnh
  • Tiêu thụ than giảm 13,2%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container