Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyển sang xây nhà máy điện ở nước ngoài

Tiến trình cải cách, tái cơ cấu ngành điện để tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giảm dần vai trò độc quyền như đang chững lại. Bản đề án tái cơ cấu ngành điện do bộ Công thương trình lên Chính phủ đã lâu, vẫn chưa nhận được chỉ đạo cụ thể. Sự kiên nhẫn của các nhà đầu tư có dự định rót vốn vào ngành điện đang tiến dần đến giới hạn. Một số doanh nghiệp lớn, có thế mạnh đầu tư phát triển điện như: tập đoàn Dầu khí, tổng công ty Sông Đà… đã phải tìm kiếm các dự án đầu tư công trình nguồn điện ở nước ngoài như: Lào và Campuchia.

Tính đến nay, chỉ với các dự án thuỷ điện tại Lào và Campuchia, tổng công suất lắp máy của các dự án đã, đang và dự kiến sẽ triển khai của các nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài đã khá lớn. Theo bộ Công thương, con số này vào khoảng 5.000MW, bằng khoảng 1/3 tổng công suất nguồn điện hiện có tại Việt Nam. Trong đó, có những công trình đặc biệt lớn như: dự án thuỷ điện Luang Prabang tại tỉnh Luang Prabang của tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Công trình này có công suất 1.400 – 1.500MW, đã được Chính phủ Lào đưa vào quy hoạch phát triển điện tại nước này. Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn đã có dự án Nậm Xam với công suất 800MW tại tỉnh Hủa Phăn của Lào. Công ty cổ phần điện Việt – Lào (do tổng công ty Sông Đà thành lập) đã khởi công xây dựng thuỷ điện Xekaman 1 (290MW) và Xekamam 3 (công suất 250MW) tại tỉnh Sê Kông của Lào. Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt – Lào có dự án Nậm Mô với công suất trên 100MW. Như không chịu thua kém các nhà đầu tư khác, EVN cũng chiếm vài điểm trên sông Nậm Ét của tỉnh Huả Phăn để xây dựng các dự án thuỷ điện có tổng công suất 420MW. Tại Campuchia, Việt Nam đã có các dự án như thuỷ điện hạ Sê San I (96MW) và hạ Sê San II (420MW) trên dòng Sê San của tỉnh Ratanakiri.

Theo một cán bộ của tổng công ty Điện lực dầu khí (PV – Power), đại diện cho chủ đầu tư là tập đoàn Dầu khí Việt Nam, việc tập đoàn này tham gia phát triển điện tại Lào nhằm tranh thủ khai thác tiềm năng phát triển thuỷ điện còn khá lớn tại đây và hiện nay, dự án này đang nhận được sự ủng hộ cao của Chính phủ Lào. “Chúng tôi là người đi tiên phong biết rằng, có rất nhiều khó khăn do chi phí cao và nhiều rủi ro vì dự án ở khá xa Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư ở Việt Nam cũng có nhiều khó khăn lớn bởi tình trạng độc quyền”, cán bộ của PV – Power nói.

“Chúng tôi là người đi tiên phong biết rằng, có rất nhiều khó khăn do chi phí cao và nhiều rủi ro vì dự án ở khá xa Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư ở Việt Nam cũng có nhiều khó khăn lớn bởi tình trạng độc quyền”, cán bộ của PV – Power nói

Chuyên gia hàng đầu về đầu tư, xây dựng các công trình điện hiện nay, ông Trần Viết Ngãi, chủ tịch hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, đầu tư phát triển thuỷ điện tại Lào có rất nhiều lợi thế như phần lớn các điểm có thể xây dựng nhà máy đều thuộc vùng đất cứng, ít có vết đứt gãy, lại ở các vùng hầu như không có nhà dân, nên không phải tốn kém chi phí về giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư như ở Việt Nam. Hơn nữa, ở Lào và Campuchia, các doanh nghiệp của hai nước này chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng nhà máy điện (tổng công ty Điện lực của Lào chỉ sản xuất ra lượng điện một tỉ kWh/năm, bằng lượng điện sản xuất tại tỉnh Hải Dương trong một năm – PV). Trong khi đó, các nhà đầu tư thuỷ điện Việt Nam hiện được đánh giá có năng lực chỉ thua Trung Quốc, Malaysia ở khu vực châu Á. Nhưng ông Ngãi nói rằng, việc đầu tư phát triển điện ở Lào hay Campuchia có cái thuận lợi hơn Việt Nam, bởi các nhà đầu tư phần nào thoát được cơ chế độc quyền. “Theo kinh nghiệm của tôi, ở Lào, để triển khai dự án, chỗ này, chỗ kia người ta cũng có đòi hỏi phần trăm, hoa hồng nhất định, nhưng khi dự án triển khai rồi, thì rất thuận lợi mà họ hầu như không có sự can thiệp. Nhưng ở Việt Nam, triển khai dự án mất rất nhiều thủ tục. Cơ chế giá điện lại là một người mua, thuộc EVN, nên có nhiều công trình như nhà máy điện Na Dương, Cao Ngạn, vận hành đã lâu rồi mà đến giờ, thoả thuận mua bán điện với EVN còn chưa xong”, ông Ngãi nói.

Với tổng công suất lắp máy lớn như vậy, khi các công trình hoàn thành, đây là nguồn bổ sung điện rất lớn cho Việt Nam do hiện nay và trong nhiều năm tới, nhu cầu tiêu thụ điện tại Lào và Campuchia còn rất thấp (Lào chỉ tiêu thụ độ 10 – 15% tổng lượng điện của các dự án thuỷ điện do Việt Nam xây dựng), nên các chủ đầu tư phải bán điện về Việt Nam. Điều đáng lo nhất với nhà đầu tư, điện bán về Việt Nam vẫn phải theo cơ chế giá cả, điều kiện mà nhà độc quyền EVN dễ dàng áp đặt. Với công trình lớn như thuỷ điện Luang Prabang, chắc chắn phải xây dựng một đường dây 500KV để đưa điện về, còn các công trình nhỏ hơn có thể tải bằng đường dây 220KV, rồi kết nối vào đường dây 500KV. Nhưng người ta đang lo ngại sự sẵn sàng và nhanh chóng của EVN trong việc đầu tư hệ thống đường dây truyền tải này. Một câu chuyện đang nóng bỏng là tình trạng hàng loạt chủ đầu tư các công trình thuỷ điện tại Lào Cai vừa qua đã xây xong nhà máy điện mà không bán nổi cho EVN, chỉ vì hệ thống đường dây đưa điện từ các nhà máy này lên lưới quốc gia chưa sẵn sàng. Và cả hai phía còn đang tranh cãi gay gắt về việc này.

( Theo Mạnh Quân // SGTT Online)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh)
  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chưa thể vận hành 100% công suất
  • Dầu nhập khẩu được tạm ứng cấp bù 95% lỗ phát sinh năm 2008
  • Nhập khẩu dầu thô của Nhật Bản giảm trong tháng 7/2009
  • Tăng sản lượng sản xuất than lên 43 triệu tấn
  • Nga sản xuất 41,917 triệu tấn dầu trong tháng 7/2009
  • Nga vẫn làm chủ thị trường năng lượng châu Âu
  • Trung Quốc tăng 1.141% xuất khẩu dầu diesel trong tháng 7/2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container