Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đáp ứng tối đa điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt

Trong điều kiện thiếu hụt điện nghiêm trọng thời gian tới, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sớm tổng hợp, rà soát tình hình cung cấp điện, xây dựng các giải pháp cần thiết để cân đối nguồn điện, nguồn nước phục vụ nông nghiệp.

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khi chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Nhà nước về tình hình triển khai Quy hoạch điện VI, đánh giá cung - cầu điện ngày 24/9.

Nguồn cung điện gặp khó khăn

Theo ông Phạm Lê Thanh – Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện tình hình cung ứng điện đang rất khó khăn. Trong khi phụ tải tiếp tục tăng cao thì hiện nay, đa số các hồ chứa vẫn đang ở dưới mực nước chết, các nhà máy thủy điện phải phát điện cầm chừng.

So với mức trung bình mọi năm, năm nay lũ thượng nguồn rất ít, dẫn tới nước cho thủy điện đang thiếu khoảng 22 tỷ m3. Riêng Thủy điện Sơn La, đến cuối tháng 12 tới bắt đầu vận hành Tổ máy số 1 nhưng hồ chứa cũng cần thêm 1 tỷ m3 nước mới đạt tới mực nước chết, số liệu thống kê của EVN cho biết.

Bên cạnh đó, một số nhà máy nhiệt điện gặp trục trặc, sản xuất gián đoạn, một số khác không đưa được vào vận hành như dự kiến. Một số nhà máy điện khí chuẩn bị bước vào giai đoạn duy tu. Các dự án điện mới dự kiến sẽ khởi công theo Quy hoạch điện VI cũng đang gặp khó khăn do thiếu vốn.

Với tình hình này, ngành điện sẽ cố gắng đảm bảo điện từ nay đến Tết Nguyên đán khi cả nước diễn ra hàng loạt các sự kiện chính trị - xã hội lớn. Sang năm 2011, nếu không có chuyển biến tích cực từ thời tiết, sẽ bắt buộc phải hy sinh nhu cầu điện để đảm bảo đủ nước đổ ải cho nông nghiệp, ông Thanh nhận định.

Bộ Công Thương tính toán, nếu tình hình không thuận lợi, khả năng sang năm 2011 sẽ phải cắt giảm khoảng 10% phụ tải, tương đương 30-35 triệu kWh/ngày. Trong khi mùa khô vừa rồi, tỷ lệ cắt giảm điện cũng chỉ vào khoảng từ 5-6%.

Nhiều giải pháp để cân đối tối đa cung - cầu điện

Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ tính chất quan trọng của việc cung ứng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong giai đoạn hiện nay cũng như thời gian tới.

“Không chỉ năm 2010 với nhiều sự kiện lớn, năm 2011 cũng rất quan trọng, khởi đầu giai đoạn KT-XH mới nên phải chuẩn bị hết sức chu đáo để kịp thời ứng phó hiệu quả với tình hình mới”, Phó Thủ tướng nói.

Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổng hợp, rà soát tình hình cung cấp điện, xây dựng các giải pháp cần thiết để cân đối nguồn điện, nguồn nước phục vụ nông nghiệp, điều hòa phụ tải với các hộ tiêu thụ lớn.

Trong đó, đặc biệt là việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối việc điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đổ ải vụ mùa tới; phối hợp Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá phân loại các hộ tiêu thụ điện lớn như thép, xi măng để có giải pháp điều hòa.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lùi lại kế hoạch duy tu một số dự án điện khí để đảm bảo không gây khó khăn thêm trong việc đảm bảo sản lượng điện.

Chủ trương là phải đáp ứng tối đa nguồn điện phục vụ sản xuất – sinh hoạt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về lâu dài, các thành viên Ban chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, xây dựng lộ trình hợp lý để thay đổi cơ cấu ngành. Cơ chế điều chỉnh giá điện theo thị trường được coi là yếu tố cơ bản cần giải quyết trong bài toán tăng trưởng, cân đối cung - cầu điện năng.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến xử lý một số vướng mắc, khó khăn trong triển khai các dự án trong Quy hoạch điện VI. Theo đó, các chủ đầu tư tập trung khởi động lại, xử lý các vướng mắc trong việc triển khai các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Sơn Động, tập trung cho việc đầu tư truyền tải để nhập khẩu điện từ các quốc gia trong khu vực. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét cân đối nguồn vốn đối ứng cho một số dự án nguồn có tính cấp bách./.

(Theo  VGP News)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Nguồn cung dầu của Mỹ cao nhất trong 10 năm
  • Khánh thành dự án thủy điện Đăk Ne
  • Nỗ lực ngăn chặn đà sụt giảm sản lượng khai thác ở Vietsovpetro
  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ mở rộng thêm 134 ha
  • Campuchia đề nghị Việt Nam cung cấp thêm điện
  • Châu Á sẽ vượt Châu Âu về nhập khẩu than từ Nam Phi
  • Các hồ thủy điện thiếu nước
  • Nhà máy thủy điện Mường Kim hòa lưới điện quốc gia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container