Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gian truân dự án điện than

Nguyên nhân chính khiến các dự án nhà máy nhiệt điện chạy bằng than chậm tiến độ.
 
Một trong những nguyên nhân chính chậm tiến độ được nhiều chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn lập dự án nhắc tới là việc lập và điều phối quy hoạch chưa tốt.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Trưởng ban Nhiệt điện của Công ty cổ phần Tư vấn điện 2 cho biết, có những dự án nhiệt điện dù được xác định trong quy hoạch, nhưng lại chưa chỉ rõ chủ đầu tư, các giải pháp công nghệ của nhà máy cũng như nguồn than sử dụng, nên chuyện khó triển khai, chậm trễ sau đó gần như là đương nhiên.

Câu chuyện quy hoạch không rõ ràng về địa điểm xây dựng nhà máy nhiệt điện than cũng được ông Hoàng Tiến Dũng, Phó viện trưởng Viện Năng lượng bổ sung bằng việc dẫn chứng những dự án được "ghi danh" trong Tổng sơ đồ 4, nhưng đến tận Tổng sơ đồ 7 (đang lên đề cương) lại vẫn thấy có tên tiếp. Đó là chưa kể địa điểm nhà máy nhiệt điện than có thể bị thay đổi bất ngờ dù đã được ghi trong các quy hoạch phát triển điện từng giai đoạn. Lý do thay đổi, được ông Dũng chỉ ra, có thể là không phù hợp với Quy hoạch Cảng biển để tiếp nhận than hay không có nguồn than trong nước được quy hoạch làm đầu vào, nên buộc phải xây cảng biển để nhập khẩu than... Thậm chí, bởi cả lý do lãnh đạo chính quyền địa phương nhiệm kỳ sau không đồng ý với địa điểm được lãnh đạo nhiệm kỳ trước đồng ý, mà trường hợp Dự án Nhiệt điện than Ninh Bình mở rộng phải tìm điểm đến mới ở Thái Bình là một ví dụ.

Quá trình triển khai các dự án nhiệt điện than cũng gian truân không kém. Đại điện Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho hay, có những dự án nhiệt điện than mà TKV triển khai, riêng lập dự án đầu tư mất 2 năm bởi các quy định liên quan về đầu tư thay đổi liên tục, mà điều này lại nằm ngoài tầm với của chủ đầu tư. Vậy nên thời gian xây dựng dự án cũng bị dài thêm.

Sự chậm trễ trong đầu tư các dự án nhiệt điện than còn có lý do về chọn chủ đầu tư phát triển dự án đó. Theo các chuyên gia, việc điền tên các chủ đầu tư vào những dự án nhiệt điện than cụ thể không dễ dàng dù có nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài bày tỏ việc muốn xây dựng nhà máy điện. Với tư cách là doanh nghiệp nòng cốt trong phát triển nguồn điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từng phải trả lại hơn 10 dự án được giao với lý do là... quá sức.

Còn đấu thầu để chọn các chủ đầu tư phát triển dự án dù được xem là giải pháp tốt nhất để chọn được doanh nghiệp có mức giá cạnh tranh, nhưng cũng gặp phải khó khăn không dễ giải là giá điện, trong khi lại chưa xác định rõ được nguồn than.

Với thực tế mức giá điện mà EVN đang bán lẻ tới các hộ tiêu thụ hiện nay bình quân chưa đến 1.100 đồng/kWh (còn trước ngày 1/3/2010 là 948,5 đồng/kWh), tức là nhỉnh hơn 5 UScent/kWh, thì các đề nghị bán điện từ nhà đầu tư cho EVN đều ở mức hơn 5 UScent/kWh là khó được EVN chấp nhận, vì không có lãi.

Không đàm phán được giá bán điện thì cũng không thể ký được hợp đồng BOT hay vay được vốn để đầu tư xây dựng nhà máy điện, bởi thị trường điện Việt Nam vẫn chưa phát triển tới giai đoạn cạnh tranh sòng phẳng từ khâu sản xuất đến khâu phân phối.

"Đóng góp" trong việc chậm tiến độ triển khai các dự án nhiệt điện than còn có lý do nhiên liệu đầu vào. Với thực tế nguồn than trong nước không đủ đáp ứng cho tất cả các dự án nhiệt điện chay than được nêu trong Tổng sơ đồ phát triển điện, nên chuyện nhập khẩu than là chắc chắn. Không kể giá than nhập khẩu vẫn cao hơn than trong nước thì việc xác định được nguồn than nhập khẩu cho cả đời dự án kéo dài 20 - 30 năm cũng là bài toán không dễ giải. Nhất là trên thực tế, mỗi loại than lại kèm theo một công nghệ phát điện tương ứng.

Với nguồn than trong nước hiện nay, tiêu chuẩn than cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiều dự án nhiệt điện chậm tiến độ. Ông Lê Minh Tuấn, Trưởng phòng Thiết kế đầu tư của Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 cho hay, tiêu chuẩn than antraxit của Việt Nam "đang là vấn đề bất cập cho thiết kế các dự án điện". "Trên thực tế, than cấp cho giai đoạn vận hành chạy thử và than cấp cho dự án sau đó có sự dao động, chênh lệch lớn về chất lượng so với tiêu chuẩn ban đầu do công việc sàng tuyển. Cũng do chất lượng không đều, nên nhiệt độ của lò bị ảnh hưởng, khiến việc chạy thử gặp muôn vàn khó khăn", ông Tuấn nói.

Chia sẻ quan điểm này, ông Nguyễn Tiến Vinh, Trưởng ban Ban Điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng cho rằng, kinh nghiệm của các nhà thầu quốc tế có nhiều hạn chế khi sử dụng than antraxit, nên thời gian thực hiện gói thầu thường bị kéo dài, khiến dự án bị chậm tiến độ. Thực tế thời gian thi công các gói thầu EPC của các dự án điện Na Dương, Sơn Động hay Cẩm Phả bị kéo dài thêm từ 6 tháng đến hàng năm chỉ vì nhà thầu thiếu kinh nghiệm cũng là bài học đắt giá cho nhiều chủ đầu tư khi xây nhà máy nhiệt điện than.

Cũng liên quan đến quá trình đầu tư nhà máy, nhiều tư vấn và doanh nghiệp đã kiến nghị Bộ Công thương sớm quy định rõ về mức độ chi phí nhiên liệu trong quá trình chạy thử để tránh tình trạng nhà thầu muốn rút ngắn thời gian chạy thử (để đỡ tốn kém do họ phải chịu chi phí này). Hậu quả là, dự án làm xong đã lâu mà vẫn không thể bàn giao được, vì xảy ra vô số trục trặc, lại không dễ phát hiện được toàn bộ lỗi do thời gian chạy thử ngắn.

(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Campuchia khai thác mẻ dầu đầu vào năm 2012
  • Ra mắt tổ hợp dầu khí tư nhân đầu tiên
  • Nhiều vấn đề từ “đầu vào” các dự án nhiệt điện
  • OPEC giữ nguyên sản lượng dầu nhằm bình ổn giá
  • Hạ thủy chân đế giàn khai thác dầu lớn nhất VN
  • Bàn giao Nhà máy Dung Quất: thêm một lời hẹn
  • Nhà máy thủy điện Sơn La: Sẽ phát dòng điện đầu tiên vào cuối năm 2010
  • Nhiệt điện: khốn khổ vì than
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container