Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2025: Việt Nam sẽ có 11.000 MW điện hạt nhân

Nhà máy điện hạt nhân.
Theo kế hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, đến năm 2025, nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Ninh Thuận sẽ cung cấp lượng điện là 11.000 MW/ mỗi năm và đến 2030 có thể đạt tới 15.000- 16.000 MW. Tại hội thảo “Hợp tác Việt Nam- Nhật Bản trong lĩnh vực điện hạt nhân” tổ chức ngày 16-9 tại Hà Nội, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ năng lượng, Bộ Công Thương cho biết, NMĐHN Ninh Thuận sẽ được xây dựng tại hai địa điểm là Phước Dinh và Vĩnh Hải, tỉnh Ninh Thuận, với tổng diện tích 1.016 ha.

Thời gian xây dựng sẽ là 6 năm/ mỗi tổ máy và đời sống dự án 60 năm với suất đầu tư khoảng 3.800 USD/ kWe (sau thuế).

 Về mặt cung cấp nhiên liệu, ông Hường khẳng định, tiêu thụ nhiên liệu hàng năm cho tổ máy 1.000 Mwe khoảng 30 triệu tấn với độ làm giàu lên tới khoảng 4%. Nhiên liệu của các NMĐHN Ninh Thuận cho toàn bộ đời sống dự án sẽ được nhập khẩu thông qua hợp đồng với nhà thầu chính hoặc nhà thầu cung cấp nhiên liệu độc lập.

Bên cạnh đó, nhu cầu nước ngọt cho mỗi nhà máy công suất 2x1.000 MW khoảng 6.000m3/ ngày đêm. Nước ngọt cung cấp từ đập Nha Trinh, được bơm đến NMĐHN Ninh Thuận 1 (Phước Dinh) theo tuyến ống dọc kênh Nam và được bơm đến NMĐHN Ninh Thuận 2 (Vĩnh Hải) theo tuyến đường ống đi dọc kênh Bắc.

NMĐHN Ninh Thuận sẽ được đấu nối với hệ thống điện Quốc gia bằng cấp điện áp 765 kV là phương án chính và phương án 500 kV phương án dự phòng.

Cũng theo báo cáo tổng quan về dự án ĐHN của Việt Nam do ông Hường trình bày, NMĐHN Ninh Thuận sẽ khởi công xây dựng tổ máy số 1 tại Phước Dinh (6-2014), sau đó sẽ vận hành thương mại tổ máy số 1 vào năm 2020, các tổmáy 2, 3, 4 sẽ được lần lượt vận hành vào các năm tiếp theo và đến năm 2025 sẽ đạt công suất 11.000 MW/năm.

Với việc thực hiện dự án trên, Việt Nam đã nhận được sự hợp tác giúp đỡ của NhậtBản về kinh nghiệm cũng như kỹ thuật xây dựng ĐHN nhân. Được biết, Nhật Bản là một nước có lịch sử 50 năm về phát triển ngành ĐHN, có thành tích thực tế đã được kiểm chứng trong xây dựng, vận hành NMĐHN cả lò nước sôi và lò nước áp lực mới nhất trên thế giới.

Đại diện Bộ Công Thương cho hay, NMĐHN Ninh Thuận đi vào hoạt động sẽ giúp Việt Nam đối mặt với tình hình chung của thế giới về khủng hoảng năng lượng và giảm tải phát thải khí ô nhiễm.

(Theo baobinhduong)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Nga tìm đối tác cho dự án khai thác khí đốt tại Bắc Cực
  • Ukraine giảm 50% nhập khẩu khí đốt từ Nga trong tháng 9
  • Thị trường xuất khẩu than của Việt Nam 8 tháng năm 2009
  • Phát triển ngành điện: “Cơ chế giá là khó khăn lớn nhất”
  • Nhật Bản: nhập khẩu dầu thô giảm xuống mức thấp nhất 20 năm
  • Xuất nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc 8 tháng đầu năm 2009
  • Mỹ - Đức tiếp tục “ép” Trung Quốc trong ngành năng lượng mới
  • Nga trả 1 tỷ USD để thăm dò dầu mỏ ở Venezuela
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container