Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành điện: khi giá thành không dựa trên định mức

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống định mức dự toán, định mức tiêu hao các nguyên vật liệu cũng như quy trình quản lý, kiểm soát và hạch toán, kiểm kê cuối kỳ với than ở các nhà máy điện để đảm bảo hạch toán đúng, đủ giá thành.


Không biết có phải đề nghị này xuất phát từ câu chuyện KTNN không có cơ sở để xác nhận khoản tiền lên tới 1.738,946 tỷ đồng là chi phí về than cho các nhà máy điện thuộc EVN, hay là từ nhiều khoản chi phí “chẳng giống ai” được KTNN chỉ ra cụ thể trong quá trình kiểm toán EVN hay không?

Nhưng việc chỉ đích danh cần phải xây dựng các định mức cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của EVN và các công ty con, đã khiến dư luận phải đặt câu hỏi “từ xưa tới nay, EVN hoạt động theo kiểu thực thanh - thực chi mà không có định mức”.

Điều này xem ra thật khó hiểu đối với một doanh nghiệp nhà nước, hơn thế lại là doanh nghiệp có quy mô rất lớn như EVN, nhất là khi điện luôn là vấn đề nóng bỏng với toàn xã hội, về tình trạng cung cấp và vấn đề nhạy cảm: giá cung cấp.

Một khi không có định mức nào trong hoạt động sản xuất của EVN, hay được các cơ quan hữu trách đặt ra, vấn đề hiệu quả của ngành điện với những con số lỗ, lãi đang được công bố, liệu đã đáng tin cậy? Khi đó, những lý do tăng giá điện vì chi phí sản xuất ngày càng tăng cao của EVN liệu đã đủ sức thuyết phục?

Trong số những mặt chưa làm được của EVN mà KTNN chỉ ra, có chuyện vật tư tồn đọng tại một số đơn vị có giá trị lớn, gây ứ đọng vốn trong khi phải huy động vốn vay, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Công ty Điện lực 1 tồn tới hơn 915 tỷ đồng, bằng 17,31% vốn chủ sở hữu; Công ty Điện lực TP.HCM tồn hơn 902 tỷ đồng, bằng 40,28% vốn chủ sở hữu.

Cũng bởi quản lý thiếu chặt chẽ, nên tại Công ty Điện lực TP.HCM để thiếu hụt 1,014 tỷ đồng vật tư kém phẩm chất, ứ đọng tại các điện lực khoảng 27 tỷ đồng… Thậm chí có cả chuyện Công ty Điện lực TP.HCM sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng để xây dựng sân tennis phục vụ phúc lợi, nhưng lại trích khấu hao và hạch toán lãi vay vào chi phí sản xuất như tài sản cố định tham gia sản xuất…

Vài ví dụ về hạch toán mà KTNN đưa ra, khiến dư luận phải đặc biệt quan ngại rằng, có hay không chuyện EVN cứ “vô tư chi tiêu” để rồi “tống tất cả các chi chí vào giá thành sản xuất điện” vì... khắc nhâïn lại từ các hộ tiêu thụ?!

Trong các tính toán phục vụ cho tăng giá điện những lần trước đây và các tính toán gần đây nhất chuẩn bị cho giá điện mới năm 2009 mà EVN trình ra các cơ quan hữu trách, đều thấy rất đơn giản là: cộng các chi phí đã chi ra trong hoạt động sản xuất để ra tổng chi phí sản xuất bao nhiêu kWh điện của năm đó và tính toán lỗ lãi để đề xuất cần tăng giá điện như thế nào.

Cơ chế này chăéc chắn sẽ nẩy sinh việc tính cả những chi phí không hợp lý vào giá thành sản xuất điện như kiểu tồn kho than vô tội vạ, khiến chi phí bị đội lên quá cao mà KTNN phải bỏ ra.

Bên cạnh đó, đề nghị tăng giá điện của EVN đưa ra vào đúng thời điểm mà giá dầu thế giới đang ở trên 120 USD/thùng, còn hiện tại, khi giá dầu thế giới xuống dưới 60 USD/thùng, thì việc tính toán lại các chi phí liên quan là rất cần thiết.

Dẫu có thể việc tăng giá điện so với mức giá hiện nay là cần thiết, nhưng dư luận cũng khẩn thiết đòi hỏi EVN và mong chờ các cơ quan hữu trách xây dựng và ban hành hệ thống dự toán, định mức tiêu hao các loại nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất điện ở không chỉ của EVN, các nhà máy của EVN, mà còn với tất cả các nhà máy điện độc lập khác.

Có như vậy, các nhà đầu tư sẽ không cố tình tính tất cả các chi phí của mình vào giá điện để hưởng lợi. Hơn nữa, sẽ dựa vào đó để tiết kiệm, cải tiến để có giá điện thấp nhất bán ra. Khi đó không chỉ người tiêu dùng là các hộ gia đình và doanh nghiệp được lợi, mà EVN cũng đỡ mang tiếng “luôn đòi tăng giá điện”.

(Theo báo Đầu Tư)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container