Hai nhà máy thủy điện Ðồng Nai 3 và Ðồng Nai 4 đang xây dựng đều nằm trên dòng Ðồng Nai. Tổng công suất thiết kế hai dự án thủy điện này là 520 MW, sản lượng điện bình quân bổ sung vào nguồn điện quốc gia 1,7 tỷ kW giờ/năm, góp phần hạn chế lũ cho hạ du các tỉnh Nam Bộ.
Tổng vốn đầu tư cho hai nhà máy là hơn 1.200 tỷ đồng, do EVN làm chủ đầu tư, đơn vị tổng thầu là Công ty Công trình thủy lợi 4.
Sau thời gian gặp khó khăn về vốn, đến thời điểm này việc thi công xây dựng hai nhà máy đã tiếp tục. Kỹ sư Ðoàn Minh Quảng, Trưởng ban an toàn của LILAMA 45.1 nói với chúng tôi: Chưa có nhà máy nào mức độ nguy hiểm lở đất trên đường vào nhà máy cao như đường vào thủy điện Ðồng Nai 3 và Ðồng Nai 4. Chúng tôi đến Nhà máy thủy điện Ðồng Nai 3 chiều 21-5. Tại đây, tuyến ống áp lực đã đào xong, hầm đã thông nằm gọn trong lòng núi. Trên công trường, các kỹ sư, công nhân Công ty cổ phần LILAMA 45.1 dùng xe đầu kéo Tăc-poóc chở những khoang đường ống dài 6m, đường kính 7m nặng hơn 25 tấn lên cửa hầm trên đỉnh núi, sau đó dùng pa-lăng tời tó, thả theo ray xuống đáy hầm có dốc xiên 45 độ, lắp đặt dần từ dưới lên. Trong hầm không có ánh sáng trời, ở đây ngày cũng như đêm đều phải sử dụng ánh sáng điện máy phát.
Gặp kỹ sư trưởng Nguyễn Xuân Tùng dưới hầm sâu 80m người dính đầy bùn, đất, anh cho biết: Ðể lắp đặt các khoang đường ống này chúng tôi phải tìm những biện pháp tối ưu, an toàn nhất, trung bình từ ba đến năm giờ sẽ lắp xong một khoang đường ống, khi lắp xong được ba khoang, tiến hành hàn và đổ bê-tông chờ đông cứng sẽ lắp tiếp. Dự kiến trong sáu tháng đơn vị sẽ lắp xong hệ thống đường ống áp lực Nhà máy thủy điện Ðồng Nai 3 có tổng chiều dài hơn 300m.
Tại Nhà máy thủy điện Ðồng Nai 2, đơn vị thực hiện hợp đồng lắp đặt gần 10 nghìn tấn thiết bị, hiện nay những thiết bị khó, chìm sâu trong lòng đất với khối lượng khoảng 1.000 tấn đã lắp đặt xong. Tiếp theo sẽ lắp đặt các thiết bị thủy lực như tua-bin, máy phát, thiết bị điện, trạm và đường dây... Hiện nay, lực lượng thi công trên công trường đã hoàn thành một số công việc quan trọng: buồng xoắn số 1 đã lắp và hàn thử áp xong, buồng xoắn số 2 đang trong quy trình thử áp.
Kỹ sư Phạm Bùi Nam Liên, người đã từng tham gia thi công nhiều công trình điện cho biết: Ở mỗi công trình thi công đều có những phức tạp khó khăn riêng, nhưng với các công trình thủy điện thì khó khăn hơn nhiều, vì phải thi công ở địa bàn rừng núi, xa dân, xa thành phố. Ðiện thoại di động nhiều khi cũng không có tín hiệu, chỉ đạo thi công chủ yếu bằng máy bộ đàm. Không những vậy, mặt bằng thi công ở đây vô cùng chật hẹp, những công việc rất nhỏ giữa xây và lắp luôn phải chờ đợi nhau, chưa kể đôi khi gặp điều kiện mưa bão, nước rò rỉ hay ngập lụt, lúc đó việc đáp ứng tiến độ vô cùng khó khăn, phức tạp. Vượt lên bằng sức mạnh quyết tâm của chính mình, các kỹ sư, công nhân lành nghề của Công ty cổ phần LILAMA 45.1 quyết tâm hoàn thành khối lượng thi công theo đúng tiến độ đề ra, phấn đấu đưa tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Ðồng Nai 3 vào hoạt động tháng 10-2010 và tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Ðồng Nai 4 phát điện vào tháng 4-2011.
Ngày 25-5, chúng tôi có mặt tại công trình Nhà máy thủy điện Ðồng Nai 4, hố móng hai cổ hút đã được công nhân LILAMA 45.1 lắp xong. Chiếc cần trục 60 tấn bánh xích bò từ trong đường hầm sâu cả trăm mét ra tận đáy công trình để lắp đặt thiết bị của nhà máy. Kỹ sư Nguyễn Trọng Trường cho biết: Tại công trình này LILAMA 45.1 lắp đặt hơn 15 nghìn tấn thiết bị, trong đó thiết bị thủy công là 7.000 tấn, thiết bị cơ điện 8.000 tấn.
Trở vào Văn phòng Ban chỉ huy điều hành công trình thủy điện Ðồng Nai 4, Tổng Giám đốc, Bí thư Ðảng ủy Công ty cổ phần LILAMA 45.1 Hoàng Xuân Lập tâm sự: Chúng tôi lên công trình vì mục đích: Tranh thủ chiều chủ nhật triển khai chương trình học tập Nghị quyết 9 khóa 10 của BCH T.Ư, mặt khác đúc rút kinh nghiệm thi công các công trình như lọc dầu Dung Quất, điện Cà Mau, điện Ô Môn và điện Nhơn Trạch 1... Ðồng thời kiểm tra tình hình tiến độ thi công của công trình này và phát động phong trào thi đua. Năm 2009, tình hình thị trường có nhiều khó khăn, nhưng công ty phấn đấu đạt doanh thu 580 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2008. Bí thư chi bộ đơn vị thi công tại công trình Thái Văn Thân nhận xét, mặc dù địa bàn thi công xa dân cư, xa chợ, thiếu thốn nhiều về tinh thần cũng như vật chất nhưng cán bộ, đảng viên, đoàn viên vẫn thi đua lao động với năng suất và chất lượng cao nhất, bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo cam kết với chủ đầu tư.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Trước ngày 30/6, Bộ Công Thương phải trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu. Hiện, dự thảo lần 4 đã được công bố, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, với kiểu điều hành hiện nay, dù có sửa đổi Nghị định 84, giá xăng dầu cũng khó minh bạch. Bởi đó là cuộc chơi của các “ông lớn’.
Bộ Công Thương vừa công bố, lấy ý kiến dự thảo lần thứ ba quyết định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Dự kiến quyết định này sẽ được thực hiện từ ngày 1/7/2013.
Trong một bài viết vừa được gửi đến các cơ quan báo chí, ông Trần Văn Thịnh, Tổng giám đốc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã đưa ra góc nhìn của bản thân về vấn đề minh bạch trên thị trường xăng dầu.
"Dự án lọc dầu của Thái Lan tại Bình Định tính khả thi không cao, bởi nó có nhiều vấn đề. Có thể PTT mạnh về tài chính nhưng thường thì không nhà đầu tư nào bỏ cả đống tiền ra để làm một dự án như thế cả".
Cuối ngày 2/7, khi tiến hành thử vỉa trong quá trình khoan tại giếng khoan thăm dò Bạch Hổ Ðông Bắc -19, Vietsovpetro đã nhận được dòng dầu tự phun mạnh, không có nước từ đối tượng đá móng phong hóa nứt nẻ ở độ sâu 4.606 đến 4.654 m.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch địa điểm nhà máy nhiệt điện Bắc Giang, công suất khoảng 600 MW tại tỉnh Bắc Giang và nhà máy nhiệt điện Long An, công suất khoảng 1.200 MW tại tỉnh Long An.
Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư sẽ trình Chính phủ bổ sung quy định "sản xuất thiết bị tiết kiệm năng lượng" vào Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NÐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ.
Ngày 10-6, Công ty cổ phần Hoá dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB) và Liên danh Nhà thầu PVC - Alfa Laval - Delta tổ chức ký hợp đồng EPC (thiết kế - mua sắm - xây lắp) cho dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất cồn nhiên liệu sinh học (Bio-ethanol) khu vực phía Bắc
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Văn Giàu và bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam vừa ký Hiệp định tài trợ và các văn bản pháp lý liên quan Dự án "Phát triển năng lượng tái tạo" có tổng giá trị đầu tư 318 triệu USD, trong đó WB tài trợ ưu đãi là 202 triệu USD, vốn Chính phủ Australia 2,3 triệu USD, vốn đối ứng trong nước 113,7 triệu USD.
Nhu cầu nhập khẩu than đốt nhiệt tại châu Á dự kiến sẽ giảm hơn dự kiến trong năm nay và hồi phục nhẹ trong năm 2010 do tiêu thụ năng lượng yếu tại một số nước nhập khẩu chính.
“Thời báo châu Á” vừa đăng bài phân tích của Giáo sư Michael T Klare của Đại học Hampshire (Mỹ) nhận định rằng kỷ nguyên dầu giá rẻ và dồi dào sắp kết thúc và Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành nước tiêu thụ năng lượng số một thế giới.
Ngày 10-6, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu Sinh học Dầu khí (PVB) và liên danh nhà thầu gồm Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), Alfa Laval (Ấn Độ) và Delta T đã ký hợp đồng EPC (chìa khóa trao tay) trị giá 60 triệu đô la Mỹ cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất cồn (ethanol).
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.