Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nord Stream “cập bến” châu Âu

Đường ống dẫn khí đốt đầu tiên của dự án Nord Stream (Dòng chảy phương bắc) đã “cập bến” châu Âu tại thành phố Lyubmin của Đức, nhà điều hành xây dựng đường ống cho biết.

Nhà điều hành của dự án – công ty Nord Stream AG của Đức, ông George Novak cho rằng, giai đoạn xây dựng này là giai đoạn quan trọng và có ý nghĩa về mặt kỹ thuật, bởi đường ống dẫn khí Nord Stream lần đầu tiên đã “cập bến” châu Âu.

Mùa thu sang năm, đường ống dẫn Nord Stream sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt tới châu Âu tại trạm chuyển giao và tiếp nhận khí đốt (tại Đức). Chất lượng, số lượng cũng như áp suất khí đốt sẽ được đo lường. Khí đốt đốt tự nhiên sẽ được vận chuyển qua đường ống dẫn khí đốt OPAL dài 470km – đường ống phía nam chạy từ Greifswald đến Olbernhau gần biên giới Đức – Czech.

Hiện tại, người ta đang chuẩn bị xây dựng các toàn nhà và trạm tiếp nhận và chuyển giao khí đốt của dự án Nord Stream. Trạm đầu tiên đã được xây dựng vào tháng Hai năm nay. Tháng 11/2010, thiết bị cao áp của trạm sẽ được lắp đặt trong tương lai, trạm khí đốt này sẽ có công suất vận chuyển 55 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên.

Đường ống dẫn khí OPAL đã được khởi công vào tháng 9/2009 có đường kính 1,4m – đây là đường ống dẫn khí lớn nhất trong số các đường ống dẫn khí đốt tới châu Âu. Trong tổng số 470km chiều dài của đường ống thì 260km đã được hàn, số còn lại sẽ được tiếp tục thi công trong mùa hè năm nay.

Bên cạnh đường ống dẫn khí OPAL, dự kiến đường ống dẫn khí NEL cũng sẽ được xây dựng. Cũng giống như OPAL, đường ống dẫn khí đốt NEL được xây dựng để kết nối “dòng chảy phương Bắc” với mạng lưới đường ống dẫn khí đốt tại châu Âu.

Nord Stream là lộ trình mới cho xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu (chủ yếu là thị trường Đức, Anh, Hà Lan, Pháp và Đan Mạch). Chiều dài của đường ống vào khoảng 1,22 nghìn km với công suất vận chuyển đạt 55 tỷ m3 khí/năm. Đường ống Nord Stream chạy từ Vyborg (Nga) qua biển Baltic tới Greifswald (Đức).

Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga đã ký hợp đồng dài hạn cung cấp khí đốt cho một số nước EU, trong đó có Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Pháp và Anh qua đường ống dẫn khí Nord Stream. Giai đoạn đầu tiên, theo dự kiến, công suất vận chuyển của đường ống sẽ là 27,5 tỷ m3/năm, bắt đầu từ tháng 9/2011. Đường ống dẫn thứ hai của Nord Stream theo kế hoạch được xây dựng vào tháng 10/2012 sẽ nâng công suất của Nord Stream đến 55 tỷ m3/năm, Chủ tịch Gazprom Alexei Miller cho biết.

Hôm 19/6, Tập đoàn năng lượng GdF Suez của Pháp đã ký thỏa thuận gia nhập dự án Nord Stream với cổ đông chính của dự án là Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga. Theo các nhà báo, GdF Suez sẽ nhận được không dưới 10% cổ phần trong dự án xây dựng Nord Stream. Trước khi thỏa thuận được ký kết, các cổ đông của Nord Stream giữ số cổ phần như sau: Gazprom - 51%, công ty Wintershall Holding и E.ON Ruhrgas của Đức - 20%, công ty Gasunie của Hà Lan - 9%.

Toàn bộ kinh phí của dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu từ nay đến cuối năm 2012 là 8,8 tỷ euro.

(vitinfo)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Điện gió tại Việt Nam - tiềm năng và đề xuất
  • Cửa hẹp cho điện gió phát triển
  • Điện vẫn thấp thỏm chờ lũ
  • Thủy điện Đồng Nai 3 phải phát điện chậm 1 năm
  • Gần 5.000 tỷ đồng xây dựng thủy điện Sông Bung 4
  • Vốn đầu tư cho năng lượng vẫn chủ yếu từ trong nước
  • Dự án “rùa” của EVN
  • Total ngừng cung dầu cho Iran
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container