Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

PVN đặt mục tiêu tăng doanh thu từ dịch vụ dầu khí

Năm 2010, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đặt mục tiêu doanh thu từ hoạt động dịch vụ dầu khí chiếm 25-30%, đến năm 2015 chiếm 30-35% tổng doanh thu.

Một tàu dịch vụ của PTSC đang hoạt động - Ảnh: PTSC

Mục tiêu nói trên được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đặt ra trong bối cảnh nguồn dầu mỏ trong nước được dự báo sẽ sụt giảm và giá dầu mỏ có nhiều biến động.

Dịch vụ dầu khí còn chiếm thị phần khiêm tốn

Được biết, năm 2009 thị trường dịch vụ dầu khí tại Việt Nam đạt khoảng 236,64 nghìn tỷ đồng, trong đó, phần thuộc về PVN chỉ có 16,5% dù đã nỗ lực nhiều.

Theo PVN, sở dĩ hoạt động dịch vụ dầu khí  của Tập đoàn còn khiêm tốn một phần  do  phần lớn giá trị các dịch vụ về cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất của các đơn vị đều do các đơn vị tự tổ chức thực hiện thông qua các nhà thầu ngoài Tập đoàn cung cấp (cả các nhà thầu trong nước và ngoài nước).

Hơn nữa, các dự án đầu tư có giá trị lớn trong thời gian qua như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy Khí - Điện -Đạm Cà Mau, nhiệt điện Nhơn Trạch… đều do các nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu,  các đơn vị của Tập đoàn chỉ tham gia với vai trò là nhà thầu phụ.

Một số doanh nghiệp dịch vụ được coi là đi đầu trong hoạt động dịch vụ dầu khí của Việt Nam như Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC), Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PV Tran), Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD)... cũng vẫn chỉ đứng “một chân” tại các dịch vụ cho các nhà thầu dầu khí, dịch vụ khoan …

Trong tổng số 14 giàn khoan đang hoạt động tại Việt Nam, PVN chỉ vận hành 6 giàn, còn lại do các nhà thầu nước ngoài thực hiện.

Trên thị trường vận chuyển dầu thô xuất khẩu năm 2009, các doanh nghiệp trong ngành chỉ vận chuyển được 2,2 triệu tấn/16,29 triệu tấn dầu thô xuất bán (tương đương 13,5%). PVN cũng chỉ mới chiếm 70% thị trường kho nổi chứa, xuất dầu.

Duy nhất có thị trường cung cấp tàu dịch vụ, tàu bảo vệ cho các nhà thầu dầu khí là Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) chiếm lĩnh được, song số lượng tàu hiện có của PTSC vẫn còn hạn chế. PTSC sở hữu 18 tàu dịch vụ các loại và thường xuyên phải thuê ngoài từ 25-30 tàu.

Tại Hội nghị diễn ra gần đây về ưu tiên sử dụng các dịch vụ của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, lãnh đạo PVN cho biết  mặc dù còn khiêm tốn, nhưng trong giai đoạn 2006-2009, doanh thu từ dịch vụ cũng đã đóng góp cho Tập đoàn 242,27 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng doanh thu.

Mức tăng doanh thu từ dịch vụ này cơ bản đã bù đắp được cho doanh thu của Tập đoàn giảm từ giá trị khai thác dầu thô do giá dầu giảm (giá dầu trung bình năm 2009 là 64 USD/thùng, giảm 37% so với giá dầu trung bình của năm 2008 là 102 USD/thùng).

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ dầu khí 

Xác định rằng việc nâng dần tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ cũng đồng thời là bước cụ thể hóa cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, năm 2010 PVN  xác định  tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ dầu khí, tập trung trong nước và đẩy mạnh ra thị trường nước ngoài.

Trước mắt, PVN sẽ  tập trung thực hiện dịch vụ cho các dự án của Tập đoàn và các đơn vị thành viên của Tập đoàn đầu tư ở nước ngoài.

Tổng giám đốc  PVN Phùng Đình Thực cho biết, PVNsẽ tổ chức  lại các nguồn lực theo hướng tập trung, chuyên sâu vào các ngành nghề chính, khai thác hiệu quả tối đa cơ sở vật chất hiện có, đồng thời quyết liệt đầu tư tái cấu trúc lại sản phẩm/dịch vụ, thiết bị và công nghệ dịch vụ.

PVN cũng đặt mục tiêu xây dựng được đội ngũ làm công tác dịch vụ dầu khí có trình độ chuyên môn cao, có đủ khả năng vận hành và thực hiện được các dự án/công trình có qui mô lớn, công nghệ cao mà trước đây Việt Nam phải thuê nước ngoài thực hiện.

(Theo Quỳnh Hoa // Tin Chính phủ)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Cung cấp điện trong tháng 3 sẽ gặp nhiều khó khăn do nắng nóng gay gắt
  • Đa dạng các chương trình tiết kiệm điện
  • Vận hành đường ống Nam Côn Sơn 2 vào 2014
  • Dòng dầu đầu tiên từ mỏ Rồng - Đồi Mồi
  • Việt Nam đứng đầu về đầu tư năng lượng và mỏ tại Lào
  • Dầu… không còn thô
  • Nhập khẩu than: Khó khả thi ?
  • Tăng giá bán than chiếm 22% trong cơ cấu tăng giá điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container