Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đầu tư điện gió

Hiện nay nhu cầu sử dụng điện năng trong sản xuất và sinh hoạt đang ngày càng tăng. Theo dự báo của một số chuyên gia thì đến năm 2020, tỷ lệ thiếu hụt năng lượng điện của nước ta có khả năng lên tới 20-30% mỗi năm. Việc tìm kiếm nguồn năng lượng khác thay thế cho năng lượng điện truyền thống đã được đặt ra từ lâu. Có thể nói, việc biến năng lượng gió thành điện năng rất có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp với chiến lược phát triển nguồn năng lượng sạch của đất nước. Ưu điểm nổi bật của điện gió so với các nguồn điện khác là tận dụng được nguồn năng lượng gió vô tận, nó là nguồn nguyên liêu sạch, không làm ô nhiễm môi trường khi tạo ra điện năng. Tiềm năng gió ở Bình Thuận được đánh giá đạt mức khá trên thế giới, bên cạnh đó với chiều dài bờ biển trên 192 km nên rất thuận lợi để phát triển điện gió, từ đó đã thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Theo báo cáo của Sở Công thương, tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 7 chủ đầu tư với 9 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho khảo sát, nghiên cứu, lập dự án đầu tư, tổng công suất đăng ký đạt 1.391MW. Các chủ đầu tư đã  xây dựng được 11 cột đo gió để thu thập số liệu. Hiện đã có 01 dự án của Công ty Cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) đang xây dựng giai đoạn I với công suất 30MW tại xã Bình Thạnh (Tuy Phong), dự kiến trong tháng 8/2009 sẽ hoàn chỉnh 5 turbine/20 turbine với công suất 7,5MW/30MW để hòa lưới điện quốc gia.

 

Tuy nhiên, việc triển khai các dự án điện gió  trên địa bàn tỉnh hiện gặp khá nhiều khó  khăn: hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về phát triển điện gió chưa đồng bộ, quy hoạch phát triển điện gió chưa có nên mỗi dự án đều phải xin Bộ Công thương để lập thủ tục bổ sung quy hoạch mới được triển khai, suất đầu tư lớn nên giá thành sản xuất điện cũng khá cao đã làm cho việc đàm phán thỏa thuận giá bán điện với Điện lực Việt Nam (EVN) kéo dài, và thực tế hiện nay chưa có chủ đầu tư nào thỏa thuận được về giá bán điện. Bên cạnh đó một số dự án còn vướng mắc về thăm dò, khai thác khoáng sản cát đen nên chưa thể triển khai.

Mới  đây, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đã chủ trì buổi làm việc với các nhà đầu tư và các sở ngành chức năng về tình hình triển khai, tiến độ thực hiện các dự án điện gió. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã hoan nghênh các nhà đầu tư trong lúc cơ chế, chính sách về điện gió chưa cụ thể nhưng vẫn phải tích cực, cố gắng vượt qua để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Sản xuất công nghiệp được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, trong đó đầu tư sản xuất điện gió cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng, vì vậy các sở ngành của tỉnh phải có giải pháp thích hợp để giúp cho các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Ông đã yêu cầu các sở: Công thương, Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường theo chức năng nhiệm vụ của mình phải khẩn trương phối hợp triển khai và hoàn thành quy hoạch phát triển điện gió trong quý I/2010, cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến phát triển điện gió trên địa bàn tỉnh cho nhà đầu tư. Đồng thời, tổng hợp các kiến nghị của nhà đầu tư, các vấn đề liên quan giữa phát triển điện gió và khai thác, thăm dò khoáng sản báo cáo đề xuất lên các Bộ, ngành và Chính phủ để ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho điện gió phát triển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các nhà đầu tư cần bám sát các nội dung, quy định tại các văn bản của UBND tỉnh đã chấp thuận, tích cực đẩy nhanh các bước công việc, bảo đảm tiến độ, xác định rõ diện tích đất sử dụng vĩnh viễn và kế hoạch sử dụng đất chi tiết để báo cáo UBND tỉnh biết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dự Trình duyệt của bạn có thể không hỗ trợ hiển thị hình này.án triển khai. Khi gặp khó khăn phải báo cáo ngay để kịp thời phối hợp xử lý...

(Theo Minh Hoàng// Báo Bình Thuận )

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Nga sẽ chỉ dùng USD trong các giao dịch dầu mỏ
  • Vênêxuêla giảm xuất khẩu dầu trong tháng 9/2009
  • Oman đạt mục tiêu sản xuất dầu trong tháng 9
  • Xây dựng thủy điện ở Miền Trung: “Sai một ly, đi một dặm”
  • Kuwait “hoãn” mục tiêu gia tăng sản xuất dầu thô
  • Giá than tăng tác động dây chuyền đến thép, xi măng, hoá chất
  • OPEC tăng xuất khẩu dầu trong tháng 10
  • EIA nâng mức dự đoán nhu cầu dầu mỏ trong năm tới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container