Viện Tài chính quốc tế (IIF), một hiệp hội của các định chế tài chính trên thế giới, vừa công bố báo cáo dự đoán về tình hình kinh tế thế giới năm 2009, trong đó cho rằng, hoạt động của tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ yếu kém hoặc suy thoái.
Theo IIF, một dấu hiệu cho thấy mức độ tăng trưởng chậm của hoạt động kinh tế là giá dầu tuột dốc mạnh, giảm tới 78%, chỉ còn 35 USD/thùng (ngày 24-12-2008) so với 147 USD/thùng hồi tháng 7-2008.
Các quốc gia thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - vốn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu dầu mỏ cho các nguồn thu ngoại tệ - đối mặt với tình trạng thiếu hụt tiền mặt nghiêm trọng và tuyên bố sẵn sàng cắt giảm xuất khẩu và "ép giá" dầu mỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, OPEC chỉ chiếm khoảng 40% nguồn cung dầu mỏ thế giới và nếu không có một động thái tương tự từ các nước xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt ngoài khối thì tầm ảnh hưởng của tổ chức này đối với thị trường dầu mỏ là rất hạn chế. Hy vọng lớn nhất của OPEC đặt vào Nga. Ngày 17-12-2008, tại cuộc họp ở Algeria, OPEC đã nhất trí giảm 5% sản lượng dầu (2,2 triệu thùng/ngày) từ mức 27,3 triệu thùng/ngày hiện nay, bắt đầu thực hiện từ ngày 1-1-2009. Ðây là mức cắt giảm kỷ lục của OPEC từ trước tới nay. Ðây cũng là lần đầu OPEC cắt giảm tới hai triệu thùng trong một lần. Bốn năm trước, OPEC cũng cắt giảm hai triệu thùng nhưng chia thành nhiều lần. Hai nước ngoài OPEC là Nga và Azekbaizan đã tuyên bố sẵn sàng giảm sản lượng mỗi nước 300.000 thùng/ngày để hưởng ứng kêu gọi của các quan chức OPEC muốn các nước ngoài khối hỗ trợ ổn định thị trường dầu. Như vậy, quyết định giảm sản lượng của OPEC cùng hai nước ngoài khối sẽ khiến thị trường dầu thế giới giảm 2,8 triệu thùng mỗi ngày. Ông Chakib Khelil, Chủ tịch OPEC và là Bộ trưởng Năng lượng Algeria nhấn mạnh rằng, "các nước thành viên OPEC không còn biện pháp nào khác, ngoài cách thực hiện nghiêm túc những quyết định đã thông qua về giảm sản lượng dầu. Tình hình đã nghiêm trọng đến mức tất cả các nước đều hiểu rõ trách nhiệm đối với những hành động của mình".
Sản lượng chính thức của OPEC hiện nay là 27,3 triệu thùng, nhưng theo các nhà phân tích, sản lượng thực tế cao hơn bởi một số thành viên của khối muốn tăng thu ngân sách từ xuất khẩu dầu. Chính vì vậy, thị trường đang chờ đợi câu trả lời liệu việc đưa cán cân cung cầu trên thị trường nhanh chóng trở lại bình thường có khả thi hay không.
Ngân hàng Goldman Sachs, Mỹ, một ngân hàng có ảnh hưởng lớn, cho rằng giá dầu mỏ sẽ hạ đáng kể. Nhà nghiên cứu phân tích thị trường dầu mỏ của ngân hàng này,
A. Marti, đưa ra kết luận này trong báo cáo nêu rõ rằng giá dầu mỏ năm 2009 có thể ở mức 45 USD/thùng. Dự báo gần đây nhất của ông là 75 USD/thùng. A. Marti được coi là chuyên gia phân tích thông tin tốt nhất và có ảnh hưởng nhất trên thị trường. Ông được biết đến như một nhà tiên tri hồi năm 2005 khi là người đầu tiên dự báo về khả năng giá dầu đột phá vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Sau đó, liên tiếp trong cả ba năm gần đây những đánh giá của ông về giá dầu rất sát thực tế. Tuy nhiên, hồi mùa thu mới đây, Marti đã sai lầm khi tuyên bố rằng giá một thùng dầu sẽ đạt tới 200 USD, nhưng trên thực tế, giá dầu chỉ tăng đến 147 USD/thùng vào ngày 11-7-2008 và rồi giảm xuống dưới 40 USD/thùng. Quốc vương A-rập Xê-út Abdullah gần đây cho rằng mức giá 75 USD/thùng dầu là "mức giá phải chăng".
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đầu tháng 12-2008 đã hạ dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong giai đoạn 2008-2013, với mức tăng hằng năm là 1,2%, thay cho 1,6% như dự đoán trước đó. Theo đó, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ chỉ tăng từ 86,2 triệu thùng/ngày trong năm 2008 lên 91,3 triệu thùng/ngày vào năm 2013, thấp hơn so với dự đoán mà IEA đưa ra trong tháng 7-2008.
Nhiều dự án năng lượng bị đình lại do giá dầu giảm. Tại Bắc Mỹ và Mỹ la-tinh, hàng chục dự án dầu mỏ và khí đốt lớn đã phải ngừng lại hoặc bị hủy bỏ trong thời gian gần đây do các công ty đang phải điều chỉnh bởi sự sụp đổ của thị trường năng lượng. Danh sách các dự án bị trì hoãn liên tục dài ra. Tại Bắc Ða-kô-ta, Mỹ, các nhà khoan dầu giảm sản lượng khai thác ở Bác-clen Sen, nơi được coi là đầy triển vọng nhưng có chi phí sản xuất tốn kém hơn các nơi khác. Theo các nhà phân tích, hoạt động khoan dầu của Mỹ có thể giảm 41% trong năm 2009 do các công ty giảm quy mô khai thác. Còn A-rập Xê-út, quốc gia đã đầu tư hàng chục tỷ USD trong những năm gần đây để tăng sản lượng, mới đây thông báo hai dự án lọc dầu mới với công ty Conoco Phillips và công ty Total của Pháp đã bị hoãn lại cho tới khi chi phí giảm hơn. Ở Kuwait, Chính phủ gần đây đã hoãn dự án xây dựng nhà máy lọc dầu thứ tư, trị giá 15 tỷ USD của nước này, do nhu cầu dầu của thế giới ngày càng giảm. Công ty dầu lửa quốc gia Petro SA, Nam Phi, cũng thông báo hủy kế hoạch xây dựng nhà máy chuyển than thành nhiên liệu lỏng. Công ty liên doanh dầu khổng lồ Anh - Nga TNK-BP cũng giảm một tỷ USD chi phí đầu tư trong năm 2009. Ngoài ra, theo các nhà phân tích, đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế như sức gió và nhiên liệu sinh học, vốn tăng mạnh trong những năm gần đây, sẽ cạn kiệt nếu giá dầu vẫn ở mức thấp trong vài năm tới.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ở Sở Giao dịch chứng khoán dầu mỏ Luân Ðôn, vào năm 2010, trên thế giới sẽ xuất hiện tình trạng thiếu dầu, còn đến những năm 2011 - 2012 giá dầu có thể lên tới 200 USD/thùng. Tuy nhiên, hiện nay thị trường đang ở tình trạng tiêu cực, đi xuống. Việc Mỹ và châu Âu rơi vào suy thoái kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng cơ bản của giá dầu tại các thị trường nguyên liệu. Tuy nhiên, những ngày gần đây, sau một thời gian giảm liên tục, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới trong phiên giao dịch ngày 29-12-2008 đã bất ngờ tăng mạnh trở lại, lên mức gần 42 USD/thùng. Nguyên nhân khiến giá dầu thế giới bất ngờ tăng trở lại là do các nhà đầu tư lo ngại tình trạng bạo lực leo thang ở dải Gaza có nguy cơ lan rộng, ảnh hưởng khu vực các quốc gia dầu mỏ Trung Ðông, cùng với việc OPEC vẫn tiến hành cắt giảm sản lượng. Nhưng giới phân tích cho rằng đợt tăng giá dầu lần này chỉ mang tính tạm thời. Với tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, giá dầu mỏ thế giới trong năm nay sẽ vẫn còn tiếp tục giảm.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Trước ngày 30/6, Bộ Công Thương phải trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu. Hiện, dự thảo lần 4 đã được công bố, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, với kiểu điều hành hiện nay, dù có sửa đổi Nghị định 84, giá xăng dầu cũng khó minh bạch. Bởi đó là cuộc chơi của các “ông lớn’.
Bộ Công Thương vừa công bố, lấy ý kiến dự thảo lần thứ ba quyết định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Dự kiến quyết định này sẽ được thực hiện từ ngày 1/7/2013.
Trong một bài viết vừa được gửi đến các cơ quan báo chí, ông Trần Văn Thịnh, Tổng giám đốc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã đưa ra góc nhìn của bản thân về vấn đề minh bạch trên thị trường xăng dầu.
"Dự án lọc dầu của Thái Lan tại Bình Định tính khả thi không cao, bởi nó có nhiều vấn đề. Có thể PTT mạnh về tài chính nhưng thường thì không nhà đầu tư nào bỏ cả đống tiền ra để làm một dự án như thế cả".
Khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thể khiến tình hình cung cấp điện năm 2009 bớt căng thẳng.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới làm cho bong bóng giá dầu năm 2008 vỡ tan. Một sự đổ vỡ từ đỉnh cao giá dầu 145 USD/thùng xuống còn khoảng trên 30 USD/thùng đã làm đảo lộn toàn bộ dự báo của các chuyên gia kinh tế và cũng là các nhà hoạch định chính sách từng nước phải đau đầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Vientiane, nhằm khai thác tiềm năng về thủy điện của Lào, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng điện JFC của Việt Nam quyết định đầu tư phát triển ba dự án thủy điện là Nặm Ma 1, Nặm Ma 2 và Nặm Ma 3 tại tỉnh HủaPhăn, miền Bắc Lào.
Công ty dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNPC) cuối tuần qua đã chính thức khai trương dự án mỏ dầu al-Ahdab trị giá 3 tỷ USD tại tỉnh Wasit ở miền đông Iraq.
Hoạt động khai thác tại các khu vực sản xuất dầu lớn của Trung Quốc vẫn ổn định trong năm 2008, với mỏ dầu lớn nhất nước Daqing đã hoàn thành mục tiêu sản lượng trên 40 triệu tấn, mặc dù trữ lượng tại khu vực này đang trên đà suy giảm.
Phương án cấp điện cho các huyện đảo chủ yếu là các trạm phát điện bằng năng lượng gió - mặt trời kết hợp với các trạm phát điện diesel.
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.