
Ông Fatih Birol, giám đốc phụ trách về kinh tế tại Cơ quan năng lượng quốc tế cho rằng thời đại nguồn cung dầu dồi dào và giá dầu rẻ đã qua.
Trong cuộc trò chuyện với nhà báo Steve Connor của tờ nhật báo Độc lập của Anh, một chuyên gia kinh tế sau khi tính khả năng cung cấp của các nước OCDE đã đưa ra đánh giá rất bi quan về trữ lượng dầu toàn thế giới.
Theo ông, sản lượng dầu toàn thế giới sẽ đạt mức tối đa trong vòng 10 năm tới năm 2020, có nghĩa là ít ra cũng 10 năm sớm hơn dự kiến của phần lớn các chuyên gia của các nước OCDE ( năm 2030). Tồi tệ hơn, 3/4 các mỏ dầu đã đạt tới mức khai thác tối đa và sẽ bắt đầu giảm và mức giảm cũng sẽ nhanh hơn dự kiến.
Ông Birol cho rằng tình hình còn trầm trọng hơn bởi thiếu đầu tư kinh niên vào các cơ sở hạ tầng tại các nước sản xuất dầu, việc thiếu dầu có thể làm lu mờ tất cả những hy vọng hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Ông nói thêm rằng trong tình cảnh này, giá dầu sẽ tăng mạnh bởi nhu cầu liên tục tăng và thậm chí sẽ vượt quá cung cấp ngay từ năm 2010.
Jeremy Legget, một chủ thầu chuyên về các vấn đề môi trường cũng cho rằng ông lo ngại việc thiếu dầu sẽ ảnh hưởng tới các công ty dầu và chính phủ lại hướng về phía sử dụng các sản phẩm thay thế gây ô nhiễm, như là cát bitum ở Canada. Việc khai thác sản phẩm này sản sinh ra nhiều khí dioxyde carbon và gây ô nhiễm nặng không khí. Nghiên cứu năng lượng tái sinh và sạch theo ông nên phải ưu tiên hàng đầu, vì các lí do sinh thái song dù sớm hay muộn về lâu dài cũng sẽ gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn năng lượng hoá thạch.
Tờ độc lập còn cho biết thêm các dự kiến của các chuyên gia về trữ lượng dầu rất khác nhau. Các dự kiến của cơ quan năng lượng quốc tế, chính phủ Anh cũng như nhiều hãng khác lại cho rằng trữ lượng dầu sẽ giảm trước năm 2030.
(Vinanet)