Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc tăng cường nhập khẩu khí đốt

Sinopec, tập đoàn năng lượng nhà nước lớn thứ 2 Trung quốc, đã đạt được thỏa thuận mua khí đốt từ Papua New Guinea với thời hạn 20 năm, nhằm duy trì nguồn năng lượng ổn định cho nền kinh tế đang phát triển của nước này.

Theo thỏa thuận này, Sinopec sẽ mua khoảng 2 triệu tấn khí đốt hóa lỏng mỗi năm từ Papua New Guinea. Phần lớn nguồn cung năng lượng của Papua New Guinea đều xuất phát từ các dự án đang được thực hiện bởi Exxon Mobil và những nhà đầu tư khác.

Khi thời tiết trở nên giá lạnh sớm như năm nay, một vài khu vực tại Trung Quốc đang phải hứng chịu tình cảnh thiếu hụt khí đốt trầm trọng. Tuy nhiên, chỉ có thời điểm là không bình thường, còn thực chất tình trạng thiếu hụt khí đốt vẫn là một vấn đề lớn hàng năm tại Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 8% trong năm 2009. Tốc độ phát triển kinh tế đang tạo ra áp lực ngày càng tăng đối với nguồn cung năng lượng như dầu mỏ và khí đốt.

Thỏa thuận này sẽ giúp Sinopec đáp ứng nhu cầu ngày đang gia tăng của các khách hàng. Khí đốt sẽ được hóa lỏng ngay tại Papua New Guinea và được vận chuyển bằng đường biển tới một cảng ở miền Đông Trung Quốc, nơi lượng khí đốt đã hóa lỏng đó sẽ được chuyển hóa lại và đưa vào các đường ống dẫn khí.

Hồi đầu năm, một công ty năng lượng lớn khác của Trung Quốc là PetroChina Limited cũng đã đạt được một thỏa thuận tương tự. Theo đó công ty này sẽ mua lượng khí đốt trị giá 41 tỷ Đô-la từ Úc. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin rõ ràng về những chi phí mà PetroChina phải chi trả để đạt được thỏa thuận này.

Mới đây, rất nhiều công ty năng lượng của Trung Quốc đã ký các hợp đồng nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Vùng Vịnh, Châu Phi, Trung Á và một vài nơi khác trên thế giới.

Những công ty này thường xem xét các thỏa thuận mà nhiều doanh nghiệp phương Tây không mấy lưu tâm, có thể xuất phát từ những cân nhắc chính trị hoặc các khó khăn khác.

Các nhà phân tích cho rằng, khi nguồn cung dầu mỏ và khí đốt đang ngày cảng trở nên khan hiếm, dù có ít cơ hội Trung Quốc vẫn sẽ tiến hành đàm phán với bất kỳ đối tác nào sẵn sàng đàm phán với họ.

(Theo Trang Bích // Trang tin VN&QT // BBC)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Châu Á tăng cường nhập khẩu dầu thô Tây phi trong tháng 12
  • Đàm phán năng lượng Nga – Ba Lan sắp hoàn tất
  • Uganda sẽ vào nhóm 50 nước sản xuất dầu lớn nhất
  • Nga tích cực xuất khẩu than vào châu Á trong năm nay
  • Sản lượng cao su thế giới năm 2009 giảm
  • 20 năm tới, giá dầu có thể lên 190 USD/thùng
  • Nguồn cung dầu của OPEC tăng lên trong tháng 11
  • Nhập khẩu dầu của Nhật Bản giảm còn 111,71 triệu thùng trong tháng 10/2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container