Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành điều lo thiếu nguyên liệu

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, ông Hồ Văn Hữu phát biểu tại hội nghị tổng kết hoạt động ngành điều 2009. - tinkinhte.com
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, ông Hồ Văn Hữu phát biểu tại hội nghị tổng kết hoạt động ngành điều 2009. Ảnh : Thái Hằng

Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), do thời tiết thuận lợi nên vụ thu hoạch điều năm nay sớm hơn so năm trước, tuy nhiên dự báo các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu.

Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết hoạt động ngành điều năm 2009 do Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức hôm cuối tuần tại tỉnh Bình Phước, hiện đã có một số địa phương bước vào vụ thu hoạch sớm do mùa mưa năm 2009 kết thúc sớm hơn 2008, trong khi điều là loại cây chỉ ra hoa và kết trái vào mùa khô, nhiều nắng. Điều vào thu hoạch chính vụ khoảng trung tuần tháng 3.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Phó chủ tịch thường trực Vinacas, nhận định rằng điều cho thu hoạch rải vụ như vậy sẽ khiến nhiều nhà máy chế biến sắp tới rơi vào tình trạng “đói“ nguyên liệu, và phải trông chờ vào điều thô nhập khẩu.

Tuy nhiên, ông Thanh cũng cho biết các nước châu Phi, trong đó có Bờ Biển Ngà, Nigeria, chiếm đến 42% kim ngạch nhập khẩu điều thô của Việt Nam, cũng phải đến tháng 4 mới thu hoạch xong. Có nghĩa tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến vào cao điểm giữa tháng 3 trở đi sẽ diễn ra khá căng thẳng.

Ngoài ra, muốn nhập điều thô thì doanh nghiệp hàng năm vẫn phải đi vay ngân hàng, số vay này dự kiến trong năm 2010 toàn ngành sẽ cần khoảng 10.000 đến 15.000 tỉ đồng. Nhưng thực tế như vừa qua khi một số doanh nghiệp đến ngân hàng thương mại để vay tiền rất khó khăn. Doanh nghiệp bắt buộc phải có hợp đồng xuất khẩu kỳ hạn (hợp đồng kỳ hạn giao xa thường có giá thấp) thì ngân hàng mới cho vay.

Trong khi đó, về mặt chế biến xuất khẩu, theo kỹ sư Phạm Văn Nguyên, một chuyên gia lâu năm trong ngành điều, do tỷ lệ hư bể hạt của điều Việt Nam còn cao, sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu hiện nay chỉ có lợi thế về chi phí chế biến, nhờ giá nhân công rẻ, còn tất cả chỉ số cạnh tranh khác về giá, về giá trị gia tăng tính trên đầu sản phẩm… đều thua nước có lượng xuất khẩu đứng thứ 2 là Ấn Độ.

Theo Vinacas, năm 2009, doanh nghiệp trong nước xuất khẩu khoảng 180.000 tấn nhân điều, đạt kim ngạch gần 864 triệu đô la Mỹ, tăng về số lượng nhưng lại bị giảm về trị giá với giá xuất khẩu bình quân đạt khoảng 4.800 đô la Mỹ/tấn, so với giá năm 2008 vào khoảng 5.400 đô la Mỹ/tấn.

(Theo // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Hợp tác tiêu thụ nông sản
  • Dự báo nguồn cung hạt tiêu có khả năng khan hiếm trong vài tuần tới
  • Việt Nam vượt Ấn Độ về xuất khẩu tiêu
  • Để khẳng định thương hiệu hồ tiêu VN
  • Bốn nhóm hàng nông nghiệp tham gia “Câu lạc bộ 1 tỷ USD”
  • 3.500 tỷ VND cho doanh ngiệp xuất khẩu nông - lâm - thủy sản
  • 8 tháng xuất khẩu nông lâm thủy sản vượt ngưỡng 10 tỷ USD
  • Giá hạt tiêu xuất khẩu tăng khá mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container