Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những thị trường tiềm năng của hồ tiêu Việt Nam

Vườn tiêu Phú Quốc. Ảnh tư liệu.

Năm 2008, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt gần 90.000 tấn với kim ngạch 310 triệu đô la Mỹ. Thị trường chủ yếu vẫn là Mỹ, Đức, các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất... Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, những thị trường quan trọng có xu hướng giảm nhập khẩu thì việc khai thác các thị trường mới rất có ý nghĩa đối với ngành hồ tiêu của Việt Nam.


Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam của 15 thị trường lớn nhất đạt 226,04 triệu đô la, chiếm 72,91% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước. So với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này tăng 57,69%.


Theo báo cáo thường niên ngành hàng hồ tiêu Việt Nam năm 2008 và triển vọng năm 2009 của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn (AGROINFO), hầu hết các nước nằm trong nhóm 15 thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam đều là những bạn hàng truyền thống trong những năm trước đây (xem bảng 1).
 

 

Năm 2008, Mỹ là thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam với mức 130,3%, vươn từ vị trí thứ 3 trong năm 2007 lên vị trí thứ nhất. Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ năm 2008 đạt 46,75 triệu đô la, chiếm 15,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Xuất khẩu hồ tiêu sang Anh, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tăng trưởng khá tốt, trên 45%. Nhờ đó Hàn Quốc từ vị trí 17 năm 2007 nhảy lên vị trí 15 năm 2008, Anh từ vị trí 14 lên vị trí 12 và Tây Ban Nha từ 12 lên thứ 8.


Vị trí đặt quảng cáoTrong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2008 sang một số thị trường như Đức, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Pakistan, Ấn Độ và Ukraine lại giảm so với năm 2007.

Thị trường Pakistan giảm nhập khẩu hồ tiêu nhiều nhất từ Việt Nam (-42,82%) trong khi Ấn Độ giảm 32,57%, còn Đức và các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất có mức giảm tương ứng là 10,5% và 12,03%.


Theo Báo cáo thường niên ngành hàng hồ tiêu Việt Nam 2008 và triển vọng 2009, ngoài ba thị trường chính là Mỹ, Đức, Nhật Bản, AGROINFO đã xác định một số thị trường tiềm năng khác của hồ tiêu Việt Nam dựa trên các tiêu chí kim ngạch nhập khẩu, tăng trưởng nhập khẩu năm 2008 và tăng trưởng GDP năm 2009, kết quả được thể hiện trong bảng 2.

 


Năm 2008, Hà Lan nhập khẩu gần 5.000 tấn hồ tiêu từ Việt Nam với kim ngạch lên tới 18,37 triệu đô la và tốc độ tăng trưởng khá cao (17,2% so với năm 2007). Năm 2009, với tốc độ tăng trưởng khoảng 1%, Hà Lan sẽ tiếp tục là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam.


Bulgary là thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 với mức 509,8%. Bulgary đã nhập khẩu 1.176 tấn hồ tiêu của Việt Nam, đạt kim ngạch 4 triệu đô la. Năm 2009, với tăng trưởng kinh tế khoảng 4,2%, Bulgary có thể tiếp tục trở thành một trong những thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam.


Các thị trường khác như Hàn Quốc, Ba Lan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ... có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam rất lớn (trên 100%) năm 2008 cũng đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam. Năm 2009 đây sẽ là những thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam có thể nhắm tới thay cho những thị trường truyền thống.

(Theo Nguyễn Quốc Chinh - Phạm Quang Diệu - Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Xuất khẩu hạt tiêu năm 2008 và tiềm năng 2009
  • Dự báo của FAO về thị trường ngũ cốc thế giới
  • Nguyên liệu mía đường ngày càng khan hiếm
  • Mở rộng sản xuất nấm thương phẩm tại địa phương
  • Giá hồ tiêu – tăng hay giảm?
  • Xuất khẩu hạt tiêu lượng tăng, giá giảm
  • Có thương hiệu - hồ tiêu Việt Nam sẽ phát triển bền vững
  • Kiên Giang: Nguồn cung nhiều, tiêu rớt giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container