Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cá tra thừa hay thiếu?

Chỉ mới tháng rồi, ĐBSCL rộ lên chuyện cá tra khan hiếm, giá cá nguyên liệu được đẩy từ 25.000 lên 28.000đ/kg, nhưng nhiều người nuôi vẫn chưa chịu bán.

Vậy mà trong những ngày qua, nhiều người nuôi phải bán đổ bán tháo cá tra với giá 23.000 – 24.000đ/kg, mà nhiều doanh nghiệp vẫn không muốn mua.

Dù bị nhiều rào cản kỹ thuật, thương mại ở các thị trường lớn trên thế giới, nhưng sản lượng và giá trị cá tra VN xuất khẩu đi ra thế giới vẫn cứ tăng trưởng mạnh, tuy có lúc nhanh, lúc chậm khác nhau.

Cá tra VN đã có mặt ở hầu hết các nước, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, trở thành sự lựa chọn số một của giới tiêu thụ từ bình dân tới trung lưu. Nhiều dự báo lạc quan cho rằng, thập kỷ này là của cá tra VN, rằng nhu cầu cá tra trên thế giới là vô hạn, rằng cá tra VN có bao nhiêu bán cũng hết...

Thời của cá tra

Phải nói cho chính xác đây là thời của con tra tra nói chung, chứ không riêng gì cá tra VN. Nhưng, khi nói đến cá tra - tức là nói đến cá tra VN - vì các nước khác ở hạ lưu sông Mêkông cũng có nuôi cá tra, nhưng số lượng rất ít, chủ yếu để “làm cảnh”, không có ý nghĩa thị trường. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), trong 6 tháng đầu năm, các DN đã xuất khẩu cá tra trị giá khoảng 800 triệu USD và dự kiến cả năm 2011 sẽ đạt trên 1,5 tỉ USD - tăng gần 10% so với năm 2010. Theo dự báo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính (GAFIN), kim ngạch xuất khẩu cá tra của VN năm 2015 có thể vượt 2,5 tỉ USD, và đến năm 2020 sẽ đạt 3,6 tỉ USD.

Cơ sở để GAFIN đưa ra dự báo này là nhu cầu cá tra đang có xu hướng tăng trên thị trường thế giới. Người tiêu dùng trên khắp thế giới đang có xu hướng lựa chọn thủy sản làm thức ăn hằng ngày, thay thế các nguồn đạm động vật khác vì các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch và các vụ ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh ở thịt heo, gà, bò... Trong khi nguồn cung hải sản không thể tăng, vì khai thác biển gần như đã bão hòa, mà chỉ trông chờ vào tăng trưởng nguồn nuôi trồng thủy sản nội địa; mà cá tra là loại thủy sản thuộc loại dễ nuôi, nhất là trong môi trường thuận lợi ở hạ lưu sông Mêkông.

Giá cá tra vừa phải, phù hợp với người tiêu thụ bình dân, thành phần dân cư nào cũng có thể dùng được. Cùng lúc đó, xu hướng tăng cường nhập khẩu, đẩy khâu sản xuất ra bên ngoài của các nước phát triển do phí môi trường, giá nhân công lao động cao và các chính sách hạn ngạch đánh bắt đang tạo ra lợi thế lớn cho nghề nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu cá tra của VN.

Xu hướng tiêu thụ của thị trường thế giới đang và sẽ đảm bảo cho cá tra VN nhu cầu đầu ra ổn định ít nhất là cho tới hết thập kỷ này. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), sản lượng cá nước ngọt VN hiện đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Vị thế này của VN - cùng với sự “độc quyền” về cá tra - càng cho phép chúng ta tin tưởng về một tương lại xán lạn của con cá tra.

Phát triển bền vững

Tất nhiên, để những dự báo lạc quan ấy trở thành hiện thực, cần có sự ứng xử khôn ngoan và những bước đi thích hợp của những người có trách nhiệm, của cộng đồng DN và bà con ngư dân. Nhiều vấn đề nội tại của ngành sản xuất, xuất khẩu cá tra VN đang cần được giải quyết vì mục tiêu phát triển bền vững. Tại hội thảo “Cá tra VN - tầm nhìn 2015: Xu hướng xuất khẩu, phân tích lợi thế cạnh tranh” do Ủy ban Cá nước ngọt thuộc VASEP chủ trì vừa qua tại TPHCM, “phát triển bền vững” được nhiều chuyên gia đánh giá là vấn đề mấu chốt của mọi vấn đề.

TS Nguyễn Thị Hồng Minh - nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản - đã nói về gói giải pháp phát triển bền vững cho con cá tra, với ý tưởng chủ đạo là cần đưa việc quản lý về cộng đồng, thay cho việc quản lý tập trung không hiệu quả hiện nay. Giới thiệu kinh nghiệm các mô hình quản lý thành công trên thế giới như Ủy ban Cá hồi Na Uy, Ủy ban Cognac của Pháp, TS Hồng Minh đề xuất gói giải pháp quản lý cá tra VN, trong đó có việc bắt buộc người nuôi phải tham gia vào một tổ chức cộng đồng nhằm có sự bảo vệ khi cần thiết, vừa ràng buộc trách nhiệm của họ với cộng đồng.

TS Hồng Minh cho rằng, cần thay đổi quan niệm về tự do kinh doanh, phải đặt sự tự do này trong điều kiện không được ảnh hưởng tới cộng đồng; mỗi cá nhân, tổ chức kinh doanh phải có trách nhiệm với cộng đồng mà mình tham gia. Thực tế, những khó khăn lớn nhất của ngành sản xuất, xuất khẩu cá tra vừa qua chính là những hành vi thiếu trách nhiệm của một số cá nhân, tổ chức trong ngành đã làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng. Việc bán phá giá, gian lận thương mại, sản xuất hàng kém chất lượng... đã làm hình ảnh con cá tra bị bôi xấu, giá cá liên tục giảm, nhiều người nuôi phải treo ao...   

(Báo Lao Động)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Tồn hơn 30.000 tấn cá tra
  • Không nên chào bán cá tra với giá thấp
  • Nâng giá để cứu người nuôi cá tra
  • Indonesia muốn thành nước xuất thủy sản hàng đầu
  • Công nghiệp cá tra: Đi xa, càng cần tay lái vững
  • Doanh nghiệp thủy sản phản ứng thương nhân Trung Quốc
  • Xuất khẩu tôm: Nguy cơ mất thị trường Nhật
  • Trung Quốc gây khó trên biển, tận thu trên bờ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container